Cover

Cover

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Tôi là ai? Tôi làm nghề gì?

Gần đây gặp được rất nhiều bạn, cũng là dân bán hàng nhưng kiếm được rất nhiều tiền. Cá biệt có đứa gấp 2, gấp 3 lần mình. Thấy có vẻ sung sướng và đuề huề lắm. Trông ra trông vào thấy cũng chạnh lòng.
Thao thức nhiều bận lúc chạy xe trên đường. Thôi thì, vật chất không có, ta làm luôn cái Phép thắng lợi tinh thần để gỡ gạc chút niềm vui.
Tôi là ai? Tôi làm nghề gì?
Tôi - Tất nhiên là Lê Trương Khắc Hiếu.
Cái tên chứa đựng cả 1 sự cân bằng và hài hòa cũng như tính cách của chủ nhân nó. Khắc Hiếu chắc chắn bạn đã gặp ở đâu đó, nhưng Lê Trương Khắc Hiếu thì chỉ có DUY NHẤT. Duy nhất là vì nó là 1 sự phối hợp hoàn hảo từ những con người hoàn hảo. Có nguồn gốc từ nhiều sự kết nối: họ cha, họ mẹ và nhà thơ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu - nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông
Vâng. Tuy không là tốt nhất nhưng Tôi là duy nhất
Tôi làm nghề gì?
Tôi là kẻ chuyên đi bán sự ấm áp, sự hạnh phúc và sự bền vững cho mọi gia đình Việt Nam.
Một gia đình sẽ chẳng thể gọi là hạnh phúc nếu như người vợ nấu dưới 4 bữa cơm/ tuần để các thành viên trong gia đình có thể sum vầy cùng nhau. Điều ấy cho thấy, cái sự bếp núc nó RẤT quan trọng. Nó là cơ hội để thể hiện tình yêu của 1 người vợ, 1 người mẹ. Nó là nơi người chồng có thể khiến vợ mình cảm thấy mình được quan tâm, sát cánh. Nó cũng là nơi để mọi người xây dựng những kết nối giữa những thành viên.
Vậy, tôi bán tất cả những thứ phục vụ cho gian bếp, cho cái sự đầm ấm ấy.
Tức là tôi đang bán đi thứ nguyên liệu để tạo nên tất cả những thứ tuyệt vời ấy.
Chúng tôi luôn cố gắng mang những thứ tốt nhất theo những cách khác biệt nhất. Chúng tôi lê la qua những con phố, những trung tâm sầm uất người qua lại. Có thể gian hàng chúng tôi không thu hút tất cả mọi người, không ồn ã như những gian hàng bán "RẺ NHƯ CHO". Nhưng tôi có thể khẳng định, những ai ghé gian hàng của chúng tôi ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI HẠNH PHÚC hoặc ít nhất họ là những người luôn mưu cầu HẠNH PHÚC gia đình.
Neoflam - Trao cảm hứng cho bà nội trợ Việt

"Give SO the Christmas they're been dreaming of"

https://www.youtube.com/watch?v=iccscUFY860

Câu chuyện đằng sau dòng chữ "Thiết kế tại Mỹ, gia công tại Trung Quốc"

Nguồn: http://genk.vn/dien-thoai/cau-chuyen-dang-sau-dong-chu-thiet-ke-tai-my-gia-cong-tai-trung-quoc-20111126091345153.chn

Apple, Dell, HP... đều không tự gia công, thậm chí là thiết kế các sản phẩm của chính mình. Tại sao các "ông lớn" đều đặt nhà máy gia công thiết bị tại châu Á?

Nếu bạn từng theo dõi GenK trong thời gian gần đây, bạn có thể đã đọc qua bài viết về "Sự thật đằng sau những thương hiệu điện tử nổi tiếng". Đại ý bài viết đó đề cập tới việc các thương hiệu như Dell, HP... thực ra đều chỉ là "vỏ bọc" thương hiệu trong khi sản phẩm của các hãng này thực ra đều do các ODM (hãng thiết kế gốc) thiết kế và chế tạo. Thậm chí 1 hãng lớn như Dell hầu như chỉ có mỗi 1 việc là lấy chiếc laptop đã được các ODM thiết kế, sản xuất và đóng gói sẵn, đưa sang Mỹ dán mác Dell và tiếp thị nó ra thị trường.

Và câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Dell, HP lại chịu "phó mặc" hoàn toàn số phận sản phẩm của mình trong tay các ODM như vậy? Để trả lời câu hỏi này sẽ cần những lời giải thích rất dài dòng và khô khan, vì thế thay vào đó tôi sẽ kể cho bạn đọc 3 câu chuyện sau đây. Mong rằng chúng có thể giúp bạn đọc hiểu ra phần nào sự thực đằng sau quan hệ của các hãng sản xuất thiết bị mà chúng ta đã từng rất quen thuộc.

Câu chuyện thứ 1: Apple

Có thể nhìn Apple hiện nay, không ai tưởng tượng ra được rằng đã có thời Táo Khuyết "khốn đốn" tới mức gần như phá sản. Sau khi sa thải Steve Jobs năm 1985, Apple lâm vào 1 thời kỳ xuống dốc không phanh do sự lãnh đạo quản lý yếu kém của ban điều hành. Trong suốt hơn 10 năm trời, Apple không cho ra đời được 1 sản phẩm đáng chú ý nào, những "bom tấn" của Apple như máy chụp ảnh, PDA Newton... đều trở thành "bom xịt" và là những thảm họa kinh doanh của Apple. Liên tục những sản phẩm thất bại, hàng núi thiết bị tồn kho, không 1 nhà bán lẻ nào dám "ôm" hàng của Apple trong suốt nhiều năm trời dần bào mòn Táo Khuyết cả về vốn lẫn nhân lực. Apple của những năm giữa thập niên 90 là 1 công ty đang ngoắc ngoải chờ chết. 

Apple từng sản xuất cả máy ảnh nhưng rồi cũng thất bại thảm hại.
Và rồi, Steve Jobs trở về, kéo theo đó là hàng loạt nhân sự mới được trọng dụng như Jonny Ive, thiết kế sư trưởng của Apple, Tim Cook, giám đốc tài chính.... Khi Tim Cook nhận nhiệm vụ tại Apple, công việc đầu tiên mà ông này nhận được là tìm cách "thu vén" lại các nguồn vốn và nhân lực của 1 công ty đang tan rã. Việc đầu tiên mà Tim Cook làm ở Apple là đóng cửa các nhà máy sản xuất của Apple. Ở thời điểm 1997, Apple hầu như tự sản xuất phần lớn các thiết bị, linh kiện sử dụng trong sản phẩm của mình. Từ những bo mạch điện tử, bóng hình CRT cho tới cả các thiết bị nhỏ nhặt hơn như băng cassete, đĩa từ... Và việc lắp ráp các linh kiện để trở thành sản phẩm cuối cùng hoàn toàn do Apple đảm nhiệm. Kết quả của kiểu sản xuất này là hàng trăm nhà máy của Apple rải rác trên khắp thế giới, đi kèm với nó là hàng chục ngàn nhân công chờ được trả lương, hàng trăm triệu USD mỗi năm tiền vận hành, duy trì và bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất và còn hàng trăm ngàn thứ chi phí không tên khác dồn lên đôi vai vốn đã quá yếu ớt của Táo Khuyết.

Tim Cook quyết định vứt bỏ hoàn toàn khâu sản xuất này của Apple, đóng cửa các nhà máy và quay ra thuê các nhà thầu gia công linh kiện cho Apple theo thiết kế của Apple đặt hàng. Foxconn, Pegatron... trở thành những nghệ nhân thực sự đằng sau iPhone, iPad, Macbook... Khi thuê 1 nhà thầu gia công, Apple "trốn" được các chi phí về dây chuyền thiết bị, nhà xưởng và tận dụng được nguồn nhân công rẻ "như cho" của các nhà thầu châu Á. Kết quả, như chúng ta đều đã biết, Apple trở về từ cõi chết, chỉ sau hơn 10 năm ngắn ngủi đã từ bờ vực phá sản đi lên thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Tim Cook, CEO mới của Apple đồng thời cũng là 1 trong những "công thần" của thời kỳ tái thiết Apple.
Tất cả là nhờ vào quyết định cất bỏ gánh nặng sản xuất của Tim Cook năm đó. Các sản phẩm của Apple bán với giá "cắt cổ" không phải bởi vì chi phí sản xuất của chúng đắt đỏ hơn các thiết bị cùng loại mà chỉ đơn giản là vì Apple bán đắt để thu được nhiều lợi nhuận và định hướng sản phẩm của mình nằm ở phân khúc "thượng lưu" mà thôi. Lợi nhuận sản xuất phần cứng của Apple, theo nhiều ước đoán, lên tới 30-40%, 1 con số "giật mình" nếu chúng ta biết rằng Dell hay HP chỉ có thể "vắt" ra 5-8% lợi nhuận từ buôn bán laptop.

Nói như vậy để thấy rằng, nếu như các hãng khác không làm giống như Apple, vẫn cố gắng duy trì 1 hệ thống tự sản xuất và lắp ráp linh kiện, thiết bị của riêng mình thì hãng đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Dell và HP sẽ không thể sống nổi nếu phải gánh thêm chi phí nhà xưởng, thiết bị và nhân công để sản xuất ra những chiếc Latitude hay Pavillion. Nếu thực sự các sản phẩm của Dell và HP do các hãng này tự sản xuất thì giá thành của chúng sẽ bị đội lên rất nhiều, từ đó mất đi lợi thế cạnh tranh trước những công ty thuê lại nhà thầu gia công như Apple. Kết quả là dù muốn dù không, để tồn tại được, Dell, HP phải chọn cách thuê nhà thầu gia công để tối giản chi phí đặt lên vai mình, và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.

Câu chuyện thứ 2: Dell và ASUS

Cách đây mới chỉ gần 1 thập kỷ, cái tên ASUS còn rất xa lạ với người tiêu dùng đồ điện tử trên toàn thế giới. Những sản phẩm của ASUSTeK sản xuất ra chỉ gói gọn trong các thành phần cực nhỏ của máy tính như vài chiếc IC, dăm ba cái tụ... nói chung là những thành phần nằm sâu dưới lớp vỏ của những sản phẩm đóng mác Dell, Lenovo mà chúng ta có thể sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy tận mắt.

Và câu chuyện của chúng ta bắt đầu vào những năm đầu thập niên trước. Thời điểm những năm 2000 ASUS là 1 nhà thầu nhỏ phụ trách những linh kiện rất đơn giản trên máy tính đóng mác Dell. Lúc này 1 sản phẩm của Dell khi đó sẽ ra đời từ thiết kế của chính hãng này, và các khâu lắp ráp, cùng rất nhiều linh kiện trọng yếu như bo mạch chủ, RAM và màn hình đều do Dell đảm nhiệm... Những linh kiện khác, ít quan trọng hơn như vỏ máy, tản nhiệt... được đặt các nhà thầu ở châu Á gia công, và 1 trong số đó là ASUS.

Nhưng rồi sau 1 vài năm đảm nhiệm việc xử lý những tiểu tiết cho Dell, 1 ngày đẹp trời đại diện của ASUS đến tổng hành dinh của Dell và đưa ra 1 đề nghị rất xuôi tai: ASUS sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công đoạn chế tạo bo mạch chủ của các máy tính dán mác Dell với mức giá thấp hơn 20% so với mức giá xuất xưởng của chính Dell. Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng của việc quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức.

Sau đó vài năm, đại diện của ASUS liên tục viếng thăm tổng hành dinh của Dell, đem tới những lời đề nghị ngày càng hấp dẫn hơn. Khi thì là việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, lúc thì chuyện quản lý chuỗi cung ứng vật tư rồi cuối cùng ASUS yêu cầu Dell cho mình đảm nhiệm luôn cả việc thiết kế các model của Dell theo ý tưởng của hãng này. Lần nào Dell cũng đồng ý, và trên phương diện kiếm tiền, điều này hoàn toàn dễ hiểu: ASUS có thể làm được những gì Dell làm, thậm chí còn tốt hơn với 1 mức giá rẻ hơn. Dell không mất gì mà càng ngày càng "nhàn hạ" hơn trong việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Dell chỉ có việc tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, viết các yêu cầu đó ra giấy và chuyển cho ASUS rồi rung đùi ngồi đợi sản phẩm ra lò, cộp mác Dell lên vỏ hộp rồi tung ra thị trường.

Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Có thể bạn sẽ lý luận rằng những gì Dell làm là hoàn toàn đúng, và hãng kiếm tiền bằng cách "ăn trên ngồi trốc", chiếm những phần việc đem lại lợi nhuận nhiều nhất là kinh doanh thay vì phải quần quật làm việc sản xuất vốn có ít lợi nhuận như ASUS là 1 cách kinh doanh cực kỳ khôn ngoan. Tuy nhiên đoạn kết của câu chuyện dành cho Dell lại không đẹp như vậy.

Lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng "như hàng của Dell" nhưng có giá thấp hơn 20%. Những năm dài làm "culi" cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm "ăn không ngồi rồi", Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa. 

Có 1 câu chuyện như thế này trong sinh học: "Sự tiến hóa của loài người xảy ra khi chúng ta lao động. Càng làm việc nhiều thì loài người càng học được nhiều hơn và càng cảm thấy có động lực thúc đẩy chúng ta tiến hóa nhanh hơn". Vượn tiến hóa thành người là do chúng được thúc đẩy bởi những yêu cầu nảy sinh trong quá trình lao động. 

Đem hình tượng sinh học ấy ra để ứng dụng vào Dell và ASUS chúng ta thấy Dell đã đánh mất khả năng sáng tạo và độc lập tự chủ của mình chỉ vì quá lệ thuộc vào ASUS còn ASUS "thành người" vì ASUS dám bắt tay vào cả những công việc ít lợi nhuận và đầy khó khăn.

Và một khi những hãng như Dell, Apple đã "dấn thân" vào con đường thuê người khác gia công sản phẩm của mình, sẽ không còn cách nào để quay trở lại làm 1 nhà sản xuất thực thụ được nữa. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy rằng các hãng như Dell, HP, Apple sẽ càng ngày càng lún sâu hơn trong việc lệ thuộc vào các nhà thầu như Foxconn, ASUS... 

Câu chuyện thứ 3: HTC

Nếu bạn đọc nào còn nhớ cơn sốt điện thoại O2 cách đây vài năm  ở thị trường Việt Nam có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với câu chuyện này. Thời kỳ nửa đầu thập niên trước, PDA là 1 trào lưu "xa xỉ" trong giới chuộng đồ hi-tech. Những thương hiệu như HP iPAQ, O2, iMate, Palm Treo... có lẽ tới tận giờ vẫn làm nhiều người cảm thấy rạo rực. Ngày ấy, 1 chiếc điện thoại O2 là niềm mơ ước của nhiều thanh niên, cũng giống như bây giờ người ta mơ ước về iPhone vậy.

Nhưng có 1 điều mà không phải ai cũng biết: iPAQ, O2, i-mate, Treo... tất cả những thương hiệu ấy hầu như đều ra đời từ 1 mái nhà chung. High Tech Computer, hay như cách viết tắt mà chúng ta vẫn thường gặp hơn, HTC là nhà thầu chính cho dòng sản phẩm smartphone XDA chạy Windows Mobile của 1 nhà mạng UK mà khi về Việt Nam chúng ta gọi bằng cái tên rất dân dã: O2, bên cạnh đó HTC còn tham gia sản xuất i-mate, 1 vài model Treo và iPAQ. 

Trong suốt nhiều năm trời hãng sản xuất Đài Loan gia công sản phẩm trong thầm lặng theo đơn đặt hàng của các hãng, bạn không thể tìm được chữ HTC ghi trên chiếc HP iPAQ hay O2 vì 1 lý do đơn giản: Không 1 hãng nào muốn người sử dụng biết rằng sản phẩm của mình thực ra được sản xuất tại... Đài Loan. Tất cả các hãng như HP, O2, Palm đều muốn tự hào ghi tên mình trên mặt sản phẩm. 

Có thời điểm HTC gia công tới 80% số smartphone chạy Windows Mobile có mặt trên thị trường, nhưng hầu như vẫn không một ai biết tới tên tuổi của HTC. Gần mười năm cần mẫn cóp nhặt, sản xuất và nghiên cứu, năm 2007 HTC quyết định bứt phá ra trở thành 1 thương hiệu riêng trên thị trường trước sức ép đến từ iPhone của Apple. Khi cái tên HTC đột ngột xuất hiện trên thị trường, không một ai định vị được năng lực thực sự của gã khổng lồ Đài Bắc. Chỉ tới khi HTC liên tục thành công với những mẫu smartphone Android và công bố những mức lợi nhuận tới vài trăm phần trăm/năm người ta mới giật mình nhận ra sức mạnh của 1 hãng gia công vô danh.

Mười năm kinh nghiệm của HTC đã giúp hãng qua mặt tất cả các đối thủ từng trước đó thuê HTC gia công thiết bị cho mình. Sự thành công của HTC đã chứng minh 1 thực tế rất "trái khoáy" trong kinh doanh. Sự thực thì người quản lý HP hay Palm... đều chỉ làm theo những gì mà họ được dạy trong giáo trình kinh tế ở trường đại học: Tăng lãi bằng cách tập trung vào các công việc đem lại nhiều lợi nhuận và cắt giảm những việc đem lại ít lợi nhuận hơn. HP, Dell, Apple đều muốn tập trung vào việc kinh doanh sản phẩm, vốn là công việc đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đùn đẩy phần "khó nhằn" là việc sản xuất phần cứng cho các nhà thầu gia công mà không nghĩ được rằng làm như vậy chỉ đơn giản là khiến bản thân mình thụt lùi trong khi không ngừng trao cho các nhà thầu ấy công cụ và vũ khí để họ trỗi dậy trở thành đối thủ của mình trong tương lai.

Kết

Đến đây mọi việc có vẻ như trở thành 1 cái vòng luẩn quẩn: Muốn tăng lợi nhuận (thậm chí là chỉ để đảm bảo tính cạnh tranh và khả năng tồn tại) thì phải thuê người gia công phần cứng, nhưng thuê người gia công phần cứng thì sẽ gây lệ thuộc và tạo ra các đối thủ rất đáng gờm trong tương lai, và một khi đã dấn chân vào con đường thuê mướn sẽ chẳng có cách nào rút chân ra được.

Apple có 1 giải pháp cho vấn đề đó: Tất cả việc sản xuất gia công, lắp ráp phần cứng Apple giao hết cho các nhà thầu nhưng Apple vẫn nắm giữ 1 thứ mà hãng này sẽ không bao giờ buông lỏng: Thiết kế. Sai lầm của Dell là đã quá phụ thuộc vào 1 mình ASUS và cả khâu thiết kế cũng tin tưởng "giao mỡ miệng mèo". Apple khôn ngoan hơn và nắm giữ công thức bí mật tạp nên sự thành công trong các sản phẩm của mình: trải nghiệm người dùng và khả năng gắn kết của các thành phần. 

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là phương án của Apple đã là hoàn hảo. Việc thuê mướn người ngoài làm những công việc nhạy cảm luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định,và đừng ngạc nhiên khi thấy 1 ngày nào đó Foxconn hay Pegatron cho ra mắt những mẫu Macbook Air, Macbook Pro của riêng mình với giá cả chỉ bằng 1 nửa của Apple. 

Tuy nhiên ngày ấy, nếu có đến, cũng còn xa lắm, và bài học gần gũi nhất mà bạn đọc có thể rút ra cho riêng mình đó là hãy đừng quá tin tưởng vào thương hiệu. Dell hay ASUS cũng là từ 1 "lò" mà ra. Mặc dù có thể qui trình kiểm tra chất lượng của Dell sẽ nghiêm ngặt hơn, nhưng về cơ bản bạn chẳng phải quá "lăn tăn" khi lựa chọn giữa chúng vì chất lượng phần cứng của 2 hãng vẫn sẽ là "1 chín 1 mười".
 
Theo Maskonline


Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Apple Watch và chiến lược Brand Relevance

Apple watch chỉ là sản phẩm ăn theo, là một "đứa con rơi" của Steve Jobs? trước đó Apple đã "làm loạn" thế giới với series sản phẩm làm thay đổi thói quen tiêu dùng của các thượng đế: Ipod thay đổi cách chúng ta nghe nhạc; MacBook thay đổi cách chúng ta "đối xử" với chiếc laptop; và Iphone thay đổi cách chúng ta nghĩ về một chiếc smartphone. Những "đứa con đẻ" như Ipod, Iphone hay Ipad khi mới ra mắt cũng gặp những  bình phẩm tương tự như Apple Watch hiện nay. Iphone bị chê là trông giống như đồ chơi trẻ con. Ipad1 từng bị mỉa mai là chiếc PC di động nặng nề.

Chuyện gì xảy ra sau đó thì ai cũng rõ.

Khác biệt với triết lý "think different" họ là tạo ra một lối đi riêng. Theo thuật ngữ trong chiến lược thương hiệu gọi là Brand relevance. Theo đó anh không cạnh tranh trên phân khúc đã hình thành từ trước với đầy rẫy các đại gia đã án ngữ hết các vị trí đẹp. Ngược lại anh tạo ra một category (chủng loại) sản phẩm mới và anh trở thành số một trên phân khúc đó. Nói nôm na là anh tạo ra một sân chơi mới hấp dẫn hơn, thu hút đông người chơi hơn và anh làm cho sân chơi của ông hàng xóm vắng trở nên vắng vẻ đìu hiu.

Theo David Aaker (một trong những Brand Guru có nhiếu quan điểm được các  marketers trích dẫn nhiều nhất trên thế giới), chiến lược Brand Relevance có hai hình thức lựa chọn: tạo hẳn ra một chủng loại sản phẩm mới hoàn toàn hoặc thay đổi cách khách hàng nghĩ và sử dụng một chủng loại đã được hình thành (hay còn gọi là định nghĩa lại một sản phẩm). Nói một cách hình ảnh là tìm ra một đại dương xanh ở đâu đó tách biệt hẳn hoặc tạo ra một đại dương xanh ngay trong long đại dương đỏ.

Hầu hết sản phẩm của Apple là nhóm thứ hai

Iphone định nghĩa lại cái trước đó người ta vẫn gọi là smartphone đối với Nokia hay Motorola. Thiết kế đẹp và có kho ứng dụng hữu ích cho người dùng hơn. Iphone là một đại dương xanh trong lòng đại dương đỏ smartphone.

MacBook định nghĩa lại cái người ta vẫn hay gọi là laptop đối với IBM. Lại vẫn thiết kế đẹp hơn và mang lại cảm giác thể hiện bản thân cho người sử dụng. MacBook là một đại dương xanh trong lòng đại dương đỏ máy tính laptop.

Apple Watch cũng có thể sẽ định nghĩa lại cái mà người ta vẫn gọi là đồng hồ?

Đồng hồ để xem giờ như Senko hay Rado.
Đồng hồ là trang sức thời trang cao cấp như Longin, Rolex hay Omega
Apple Watch có thể sẽ được xem là thiết bị điện tử thông minh dưới hình hài của món đồng hồ trang sức.Đối với một nhóm khách hàng tiềm năng quen với thương hiệu Apple, trên tay họ có thể sẽ xuất hiện Apple Watch thay cho những Rolex, Longin hay Omega. Các thương hiệu đồng hồ sang trọng có thể sẽ trở nên lỗi thời không phải vì kém sang trọng hơn. Đơn giản vì chúng không phải là một Brand name có tên Apple. Một khi thương hiệu đã trở nên một lovemark như Apple, mọi giải thích logic liên quan đến chức năng nhiều khi trở nên không có ý nghĩa.

Ngay sau đêm Apple watch ra mắt, chuyên gia thương hiệu Laura Ries đã đăng một status trênFacebook: Toyota đã có cái tên mới Lexus cho dòng xe cao cấp của họ, lẽ ra Apple nên có một cái tên mới cho chiếc đồng hồ của họ thay vì gắn chữ Apple vào.

Chuyện của Apple tương tự như chuyện của Richard Branson với thương hiệu Virgin gắn vào tất cả các chủng loại sản phẩm ông ta kinh doanh. Laura quá lý thuyết với quan điểm của cô. Nguyên lý quản trị về Brand Portfolio cho rằng hiếm khi tên Corporate brand được lấy để đặt tên cho Product brand. Nhưng nguyên lý sinh ra để bị thực tế phá vỡ. Virgin là một ngoại lệ. Và Apple cũng đang là một ngoại lệ khác. Về lý tính, Apple làm điên đảo thị trường smartphone nhờ những sản phẩm công nghệ đột phá tuyệt vời. Nhưng điều thương hiệu này làm được còn lớn hơn thế: họ đã tạo ra những tín đồ với sợi dây kết nối cảm xúc bền chặt. Công nghệ dù có tinh xảo đến đâu vẫn có thể bắt chước. Nhưng cảm xúc thì không thể bắt chước được.

Và Apple vẫn tiếp tục con đường chinh phục  với chiến lược Brand Relevance nhất quán của họ.

Đức Sơn
Sage's Co-founder

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Tỷ phú Warren Buffett và những triết lý đầu tư kinh điển

Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/ty-phu-warren-buffett-va-nhung-triet-ly-dau-tu-kinh-dien-2014090913543478313ca32.chn

Tỷ phú Warren Buffett và những triết lý đầu tư kinh điển

Tỷ phú Warren Buffett và những triết lý đầu tư kinh điển

Dưới đây là những bí quyết đầu tư kinh điển mà tỷ phú Warren Buffett- người giàu thứ 4 thế giới năm 2014 khuyên các bạn trẻ và các nhà đầu tư tương lai.

Cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway. Một tỷ phú luôn lọt vào top những người giàu nhất thế giới. Một nhà “buôn tiền” lừng danh. Một nhà từ thiện hiếm có của mọi thời đại. Liệu đó đã phải là tất cả những gì bạn biết về “nhà hiền triết kinh doanh” đến từ Omaha- Warren Buffett ?

Dưới đây là những bí quyết đầu tư kinh điển mà tỷ phú Warren Buffett- người giàu thứ 4 thế giới năm 2014 khuyên các bạn trẻ và các nhà đầu tư tương lai.

1. Buffett bắt đầu chơi cổ phiếu từ năm 11 tuổi và giờ đây ông thấy tiếc vì mình đã có một sự khởi đầu quá…muộn.

“Ban đầu, mọi thứ đều rất rẻ. Vì thế, hãy khuyến khích con cái bạn đầu tư ngay khi chúng biết đến giá trị của đồng tiền”.

2. Năm 14 tuổi, Buffett mua một nông trại nhỏ nhờ số tiền dành dụm từ việc giao báo.

“Bất cứ ai cũng có thể mua được những thứ rất nhỏ từ những khoản tiết kiệm rất nhỏ. Hãy khuyến khích con bạn làm quen với một vài công việc kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”.

3. Hiện nay, Buffett vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ có 3 phòng ngủ, không có tường hay hàng rào ở trung tâm thị trấn Omaha. Ngôi nhà này được Buffett mua cách đây 50 năm khi ông kết hôn với người vợ đầu Susan Thompson. Nhà tỷ phú cho biết ông tìm thấy mọi thứ mình cần trong ngôi nhà nhỏ ấy.

“Đừng mua những gì vượt quá nhu cầu thực sự của bạn. Hãy làm gương cho con bạn nghĩ và hành động như vậy”.

          Tỷ phú Warren Buffett và những triết lý đầu tư kinh điển (1)

4. Buffett tự lái xe đi khắp nơi, ông không có tài xế riêng hay vệ sĩ bảo vệ.

“Hãy là chính mình, đừng cố gắng để biến mình thành người khác”.

5. Mặc dù sở hữu một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới nhưng Buffet không bao giờ đi du lịch bằng máy bay riêng.

“Nếu bạn muốn làm giàu, hãy cân nhắc và tính toán như một nhà kinh tế đích thực trong mọi việc”.

6. Tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett đang sở hữu 63 công ty con khác nhau. Hàng năm, ông chỉ viết một lá thư liên lạc với các giám đốc điều hành của 63 công ty này để hoạch định mục tiêu hoạt động cho năm tiếp theo. Ông không bao giờ triệu tập các cuộc họp hay gọi điện chỉ đạo như chủ tịch các tập đoàn lớn khác. 

“Để thành công, chỉ cần giao đúng người đúng việc”.

7. Buffett đưa ra 2 nguyên tắc “vàng” trong kinh doanh

Nguyên tắc 1: Không bao giờ để mất tiền của các cổ đông

Nguyên tắc 2: Luôn luôn ghi nhớ nguyên tắc 1.

“Hãy thiết lập mục tiêu và đảm bảo mọi thứ đều tập trung vào mục tiêu đó”.

8.Buffett không thích tham gia các buổi tiệc tùng, đình đám với tầng lớp thượng lưu. Sau giờ làm việc, ông thường lái xe về nhà, nằm xem ti vi và thưởng thức…bắp rang bơ.

“Đừng cố gắng tỏa sáng. Hãy là chính mình và làm những gì mình thích”

9. Buffett không có điện thoại di động, cũng không có lấy 1 chiếc máy tính trên bàn làm việc.

“Người hạnh phúc nhất không phải là người sở hữu những thứ tốt nhất, họ chỉ đơn giản có những thứ mà họ cần”

10. Trong lần đầu gặp gỡ với Buffett, Bill Gates- “ông vua” phần mềm- cựu chủ tịch của tập đoàn Microsoft từng nghĩ 2 người sẽ chẳng có điểm tương đồng nào và chỉ dự định gặp trong nửa giờ đồng hồ. Nhưng sau đó, cuộc gặp gỡ giữa 2 vị tỷ phú kéo dài tới…10 giờ đồng hồ.

                     Tỷ phú Warren Buffett và những triết lý đầu tư kinh điển (2)

11. Lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett dành cho các bạn trẻ: “Đừng cất tiền đem gửi tín dụng. Việc bạn cần làm là đem chúng đi đầu tư để thu lợi nhuận”. 

Tiền bạc không tạo ra con người, mà chính con người mới tạo ra tiền bạc

Sống đơn giản và luôn là chính mình

Luôn lắng nghe, chứ đừng làm theo những điều người khác nói. Hãy làm những gì mà bạn thích và cảm thấy thoải mái.

Đừng chú ý đến thương hiệu hay đẳng cấp, hãy mặc những gì bạn thích.

Đừng phung phí tiền của vào những thứ không cần thiết. Hãy sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả nhất.

Cuộc sống của bạn do chính bạn tạo nên. Vì thế, đừng để người khác tác động vào suy nghĩ và cuộc sống của bạn.



Nguyệt Quế
Theo Infonet

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Tôi khác biệt

Nguồn: http://note.tuan.vn/?p=255

Tôi khác biệt

toi khac biet
Đợt này tôi vào SG công tác hơi bị nhiều, nên đi taxi liên tục. Tuy nhiên vơi dân Bắc như tôi thì đường nào cũng mới, địa điểm nào cũng lạ và quán xá thì mù tịt, đôi khi phải hỏi anh Gúc và mò mãi mới ra.
Trong SG, taxi Vinasun chiếm đa số, ra đường thì đợi không quá 1 phút là vẫy được xe, vậy nên chắc chỉ các bác tài kinh nghiệm mới biết đi như nào để tỉ lệ được vẫy cao, nếu không thì lượn phố dài dài tốn xăng mà chẳng được cuốc nào.
Từ sự ngô nghê của tôi, nhân dịp kiếm được một bác tài chất phác, nói chuyện có duyên hay đỗ trước cửa khách sạn tôi liền nói về cái sự muốn vừa đi lượn đường vừa muốn tìm hiểu những chỗ mình đang đi qua cho đỡ nhàm chán với những giây phút tắc đường căng thẳng. Đôi khi muốn đi ăn món này món kia lại chẳng biết chỗ. Nếu bác tài mà kiêm luôn được vai trò hướng dẫn viên du lịch thì thật tuyệt biết bao. Tôi dám chắc sẽ có nhiều vị khách như tôi trở thành khách trung thành.
Và thật bất ngờ, khi tuần vừa rồi vào công tác tôi gặp lại bác tài đó, bác đưa cho tôi xem một tập giấy A4 rất dày, in những quán ăn chơi nổi tiếng, những địa danh lịch sử của SG. Bác nói cảm ơn tôi vì nhờ cái hôm mà tôi nói chuyện với bác, bác về nhà tự đọc sách, nhờ con của bác lên mạng tìm kiếm thông tin và in ra, bác mang theo để đọc những lúc rảnh và tự thực hành luôn với những hành khách nghe giọng có vẻ không phải dân SG, bác chủ động nói chuyện về Hồ Con Rùa, về quán bar Lush vừa đi qua, về chợ đầu mối An Đông, về quán Cơm niêu SG nổi tiếng,… các khách hàng này tỏ ra rất thích thú, liền xin số điện thoại để khi cần đi đâu sẽ gọi điện đặt lịch trước, nhờ đó mà lượng khách của bác tăng lên đáng kể, slot trống khách rất ít đến nỗi có ngày bác full hết, phải từ chối các khách khác nên bác đem kể lại cho những người đồng nghiệp của mình làm theo.
Nếu một ngày nào đó bạn đi taxi, gặp bác tài mà đi qua các địa danh chủ động kể về nơi đó, giới thiệu thông tin thú vị về Sài Gòn thì có lẽ bạn đã gặp bác tài mà tôi đã kể hoặc đồng nghiệp của bác.
Trong bối cảnh nhà nhà người người đều cung cấp những dịch vụ phổ biến và tương tự nhau, để cạnh trạnh được thì bản thân mình phải trở nên KHÁC BIỆT, lôi cuốn và hấp dẫn, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Đừng bao giờ chỉ ĐÁP ỨNG những nhu cầu khách hàng CẦN mà phải BIẾT và cung cấp những điều mà khách hàng MUỐN, bạn sẽ trở thành người dẫn đầu trong thị trường mà bạn đang đi.

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Loss Leader và chiến lược khôn ngoan của người Mỹ

Dẫn: http://note.tuan.vn/?p=128

Loss Leader và chiến lược khôn ngoan của người Mỹ

Sáng nay dậy đi làm, vào nhà vệ sinh để cạo râu nhưng lưỡi dao cạo Gillette đã cùn, tìm lưỡi mới trong tủ để thay nhưng hết sạch. Lại phải chạy xuống siêu thị gần nhà mua. Đù má!!! Lưỡi đắt thật đấy, 180k cho 4 lưỡi kép, mà mình thì mỗi lưỡi dùng được 1 tháng, trong khi cái cán dao mua có hơn 70k, dùng 2 năm rồi chưa hỏng. Ngẫm mới thấy bọn Mẽo này cũng khôn phết, làm cái cán dao rõ đẹp, rõ bền, bán rõ rẻ để mình dùng lâu hỏng và cứ thế hàng tháng phải mua lưỡi cạo của nó với giá khá cao (dùng lưỡi hãng khác lắp không vừa). Đúng là làm gì nó cũng có chiến lược cả.
Điểm qua thì thấy có các case study sau cũng áp dụng chiến lược này. Trong kinh doanh gọi đó là chiến lược Loss Leader.
loss leader
I. Case study 1: Sony và máy PS3
- Giá thành sản xuất của máy PS3: $250
- Giá bán ra cho người dùng: $200
- Trong 1 năm, họ bán được 6 triệu máy
=> Mỗi máy lỗ $50 -> 6M máy lỗ $300M
Oh, Sony đi buôn ngược à? Không! Đây là cách họ làm:
- Máy bán ra không có cable HDMI
- Chỉ đi kèm 1 tay cầm
- Không có remote để xem phim
- Các đĩa game bán riêng
=> Giá thành SX cable HDMI: $20 -> Bán $40
=> Giá thành SX 1 đĩa game: $30 -> Bán $50
=> Giá SX 1 tay cầm: $20 -> Bán $35. Chơi game thường chơi 2 người mới vui -> Nhu cầu mua thêm tay cầm để chơi với bạn bè, mua thêm remote để xem phim.
Như vậy, mỗi người dùng chỉ cần mua thêm 1 sợi cable, 1 đĩa game thì Sony đã hoà vốn cho việc bán lỗ máy PS3. Nhưng có ai chơi đi chơi lại 1 trò chơi đâu? Theo điều tra thì 1 năm, trung bình 1 người sở hữu máy PS3 sẽ mua thêm 3-4 đĩa game do Sony phát hành (vì mua đĩa game của hãng khác cho vào máy PS3 không đọc được -> buộc phải mua của Sony). Nghe thấy có mùi khét khét rồi nhỉ?
II. Case study 2: Black Friday
- Người Mỹ thích mua sắm nhưng rất cân nhắc rút ví
- Nhận thấy sau ngày Lễ tạ ơn và trước Giáng sinh nhu cầu mua sắm rất cao
- Người Mỹ sẵn sàng xếp hàng để mua được hàng giá rẻ, kể cả ngủ trên xe để là người đến sớm.
Phân tích thấy nhu cầu đó, giới bán hàng Mỹ đã nghĩ ra ngày Black Friday với cách làm như sau:
=> Giảm giá tới 50% cho những khách hàng đến đầu tiên, xả hàng tồn kho với giá siêu rẻ
=> Tìm cách lôi kéo khách hàng đến xem hàng càng đông càng tốt
=> Cross Sale các mặt hàng khác của cửa hàng tới những khách hàng đã mua được hàng giá rẻ hoặc những người không mua được (kiểu như bán bia kèm lạc vậy)
=> Quảng bá hình ảnh cửa hàng đến lượng khách hàng đông đảo một cách tự nhiên mà không mất phí
Black Friday đã tạo nên cơn sốt mua sắm cho người tiêu dùng Mỹ, khách hàng chen chúc nhau để mua, nhưng còn những khách hàng không thích xếp hàng, không có thời gian xếp hàng thì sao? Không sao, một lần nữa, người Mỹ lại khôn ngoan mở tiếp ra Cyber Monday, là ngày Thứ Hai của tuần kế tiếp, ngay sau ngày mua sắm Black Friday. Hãy xem case study này:
III. Case study 3: Cyber Monday
- Dành cho những người thích mua sắm online
- Những người ngại xếp hàng hoặc không có thời gian xếp hàng
- Dành cho các website bán hàng trực tuyến
- Mục đích thu hút traffic và viral marketing
Cách làm của họ là gì?
- Ở mỗi thời điểm bất kỳ, tung ra 1 số hữu hạn loại sản phẩm bất kỳ với giá giảm sâu
- Người mua phải canh me website suốt ngày để chọn được sản phẩm ưng ý
- Giúp khách hàng ghi nhớ được địa chỉ website do cứ phải vào ra liên tục
- Trong lúc canh me thì dạo website -> hiểu hơn về các dòng sản phẩm mà website bán -> tạo ra sự ghi nhớ sản phẩm và sẽ mua khi có nhu cầu
- Khách mua được hoặc biết được thông tin giá rẻ bất ngờ đó sẽ mách cho bạn bè mình cùng tham gia -> tạo kênh viral marketing rất tự nhiên và hiệu quả
IV. Kết luận:
Trong kinh doanh, có rất nhiều chiêu trò để dụ người tiêu dùng đến mua sản phẩm của mình. Loss Leader là một cách làm, nó phù hợp với việc xả hàng tồn kho để bán kèm hay giới thiệu các sản phẩm mới, nó phù hợp với việc sản phẩm của bạn khá độc, khó làm nhái, chất lượng tốt và nhu cầu bán giá rất rẻ để cover thị trường nhanh chóng, thu hồi lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm phụ kiện hoặc nội dung đi kèm.
Cách làm này chỉ hợp với những công ty nhiều tiền, chịu lỗ được trong khoảng thời gian nhất định và rất khó nhái (như trường hợp của Sony, nếu các bác Trung Quốc làm nhái đĩa games, cable HDMI, tay game rồi bán với giá chỉ bằng 1/5 giá Sony bán thì coi như chiến lược bị phá sản).
Do đó, chọn cách kinh doanh này hay không, điều đó phụ thuộc vào tiềm lực và lựa chọn của bạn

Red Bull: Thành công nhờ đóng đinh 'nước tăng lực' đầu tiên vào bộ nhớ khách hàng

http://cafebiz.vn/quang-cao-thuong-hieu/red-bull-thanh-cong-nho-dong-dinh-nuoc-tang-luc-dau-tien-vao-bo-nho-khach-hang-201408062320491708ca110.chn

Red Bull là nhãn hiệu đầu tiên được đưa vào bộ nhớ của người tiêu dùng với tên gọi "nước tăng lực".


Red Bull: Thành công nhờ đóng đinh nước tăng lực đầu tiên vào bộ nhớ khách hàng
CafeBiz xin giới thiệu với bạn đọc series "Chiến thuật và Xu hướng Marketing". Series "Chiến thuật và Xu hướng Marketing" sẽ được đăng tải định kỳ vào sáng thứ 5 hàng tuần.

(Bài viết dưới đây có tham khảo nội dung từ cuốn "Nguồn gốc nhãn hiệu" của tác giả Al Ries và Laura Ries).










Nhiệm vụ khó khăn nhất, nhưng cũng đáng trọng nhất trong kinh doanh là tạo ra một chủng loại hàng mới.

Hãy xét tình huống một công ty phải đối mặt khi chuẩn bị giới thiệu nhãn hiệu mới cho chủng loại hàng mới. Người tiêu dùng chưa có khái niệm gì về chủng loại hàng đó, không có thị trường, không có kênh phân phối và cũng không có đối thủ cạnh tranh. Việc tung ra một nhãn hiệu đầu tiên cho một người đi tiên phong với tất cả những khó khăn phải vượt qua.

Câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất là tên của loại chủng loại hàng mới đó là gì? Nếu bạn không thể định nghĩa được sản phẩm mới đó là gì? Nếu bạn không thể định nghĩa được sản phẩm mới bằng một cái tên đơn giản và dễ hiểu, sản phẩm đó sẽ rất khó mà tồn tại được. 

Thất bại của Zima

Một ví dụ là Zima, một loại đồ uống mới đã được công ty Adolph Coors tung ra thị trường vào năm 1992. Coors chưa bao giờ cho mọi người biết Zima là gì. Vì thế, Coors đã quyết định đưa ra một quảng cáo và tự đắc rằng sản phẩm mới này không cần có một định nghĩa gì cả. Dưới đây là bản sao toàn bộ một trong những quảng cáo đầu tiên của Zima:

"Zima ClearMalt là, xem nào... là một đồ uống có ga, nhưng không nhiều như bia... (mặc dù nó cũng được pha chế và ủ) và nó, ừm, mang một hương vị tổng hợp, nhưng nhẹ hơn loại rượu pha trộn, và ừm, rất dễ uống, nhưng lại không quá ngọt như loại đồ uống ướp lạnh có pha rượu; và điều đó là quá rõ ràng, bạn có thể cảm nhận và xem thử điều gì đang xảy ra khi bạn đang uống nó (rất quan trọng), và... còn gì nữa? Bạn có thể uống nó ở bất kỳ đâu. Zima khác với tất cả các loại thức uống bất kỳ nào khác...".

Thế Zima là gì? Có ai biết chăng?

Loại nước uống tăng lực đầu tiên

Bây giờ, hãy xem trường hợp của Red Bull.

Đây là một loại nước uống có ga nhẹ, có pha thêm một ít cafein với dược thảo, vitamin nhóm B và các axit amin. Dietrich Mateschitz đã sáng chế ra loại nước uống này dựa trên Krating Daeng, một thứ nước uống có lợi cho sức khỏe rất nổi tiếng mà ông đã gặp ở Thái Lan.

Việc đặt một cái tên thật lạ cho sản phẩm luôn được chú trọng. Chính vì thế nên Mateschitz đã không mua lại quyền sử dụng nhãn hiệu Krating Daeng. Ông cũng không gọi sản phẩm mới của mình là Thailand Tea (trà Thái Lan).

Điều mà Mateschitz đã làm là gọi hợp chất pha chế có xuất xứ Á Đông của mình bằng cái tên "nước tăng lực". Kết quả là loại nước tăng lực đầu tiên đã ra đời vào năm 1987. Red Bull sau đó đã đi ra thế giới với tên chủng loại "nước tăng lực", điều đã giúp nó thành công dù nhãn hiệu "Krating Daeng" đã có mặt ở Thái Lan trước đó hàng thập kỷ (vào năm 1976).

("Red Bull" do công ty Red Bull GmbH của Áo sản xuất, được bán ra với lon cao nhỏ, màu xanh dương - xám. "Krating Daeng" do Thái Lan sản xuất, thường được gọi với tên "Thai Red Bull", đóng trong lon màu vàng đỏ. Krating Daeng được bán ở hầu hết các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với tên gọi "Bò húc"). 

Những cái tên đơn giản tỏ ra hữu hiệu nhất khi cần đặt tên cho một chủng loại hàng hóa mới. "Nước tăng lực" không chỉ là một cái tên rất đơn giản, mà nó còn có lợi thế là tên gọi gần giống với "PowerBar", loại "rượu giúp tăng cường năng lực".

Có thể hình dung tiếp thị như việc lấp một khoảng trống trong tâm trí người tiêu dùng. Nếu đã có một chủng loại hàng hóa với tên gọi "loại rượu tăng lực", người tiêu dùng sẽ nghĩ rằng sẽ phải có một chủng loại hàng hóa nữa có tên gọi nước tăng lực. Tất nhiên, Red Bull là nhãn hiệu đầu tiên được đưa vào bộ nhớ của người tiêu dùng với tên gọi "nước tăng lực".

Nước tăng lực đóng vai trò như tên gọi của một chủng loại hàng, mặc dù không có mấy quan hệ giữa các thành phần của một lon Red Bull và các thành phần trong những loại rượu tăng lực như của PowerBar, Balance, Cliff hay Atkins Advantage. 

Giới kinh doanh đôi khi tỏ ra quá chặt chẽ về mặt ngôn từ khi họ cố nghĩ ra một cái tên cho loại sản phẩm mới. Vấn đề khó khăn nhất không phải là việc miêu tả chính xác lợi ích của chủng loại hàng này, mà là việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chủng loại hàng đó theo cách càng đơn giản càng tốt.

Trên hết, Red Bull đã trở thành một nhãn hiệu đầy quyền lực bởi người tiêu dùng nhìn nhận nó như một loại thức uống làm tăng sức mạnh cho họ, đặc biệt trong những lúc căng thẳng, mệt mỏi, hay phải chịu áp lực ngày càng tăng. Thậm chí, một vài người còn hiểu "năng lực" ở đây là khả năng tình dục ("Năng lượng" chỉ là cách diễn đạt được chấp nhận rộng rãi nhất).

Ra đời năm 1987, Red Bull hiện nay là nhãn hiệu thành công rất nhanh chóng. Năm 2013, số lượng Red Bull đã bán ra đạt hơn 5,387 tỷ lon.

Tên nhãn hiệu đi sau tên chủng loại

Cũng như kiểu dáng thường đi sau công dụng, tên nhãn hiệu cũng được đặt sau khi chủng loại hàng ra đời. Một khi bạn đã tìm được một cái tên đơn giản cho loại chủng loại hàng mới, bước tiếp theo là lựa chọn một nhãn hiệu độc đáo và duy nhất, một nhãn hiệu thể hiện được ngay tầm quan trọng của loại chủng loại đó.

Cần ghi nhớ rằng sẽ thừa nếu bạn cố gắng kèm thêm tên của chủng loại hàng vào nhãn hiệu. Mỗi tên gọi nên đứng riêng biệt và chỉ liên kết với nhau bằng ý niệm chứ không phải bằng sự lặp lại của ngôn từ.

Cái tên Red Energy (năng lượng đỏ) sẽ là thừa đối với nhãn hiệu của một loại nước tăng lực. Hơn nữa, Bull đã là sự lựa chọn tuyệt vời và ta sẽ bỏ phí một nửa cái tên nếu dùng từ "Energy" thay cho "Bull".

Đối với tên nhãn hiệu, từng từ, từng âm tiết, từng chữ cái đều quý giá. Bạn sẽ không muốn lãng phí bất kỳ yếu tố nào cho một cái tên chủng loại hàng. Và bạn của sẽ không muốn dùng những từ dài một khi đã tỉm ra từ ngắn hơn.

Những cái tên nhãn hiệu hay nhất đều là những cái tên ngắn gọn mà lại đặc biệt, độc đáo. Có thể kể ra như Rolex, Kodak, Tide, Crest, Nike, Sony, Aleve, Coors, Dell, Google, Ford, Lexus, Hertz, Intel, Linux, Visa, Palm, Xerox, Yahoo, Zara...


Kỳ Anh
Theo Trí Thức Trẻ

Cái ngông của “cha đẻ” Red Bull

http://cafebiz.vn/nhan-vat/cai-ngong-cua-cha-de-red-bull-2011062902218794ca48.chn

Ngông, nhưng tài năng và lúc nào cũng giàu nhiệt huyết là những gì dễ nhận ra ở Dietrich Mateschitz, “cha đẻ” Red Bull, thương hiệu dẫn đầu dòng sản phẩm thức uống năng lượng.

Cái ngông của “cha đẻ” Red Bull
Ở châu Âu, Mateschitz thường được so sánh với Richard Branson của Tập đoàn Virgin (Anh) về độ ngông. Là chủ một công ty có gần 8.000 nhân công tại 161 quốc gia nhưng ông không chọn những chốn phồn hoa đô hội làm trụ sở. Thay vào đó là một tổ hợp máy bay Hangar-7 đặt tại ngôi làng Fuschl nhỏ bé với chỉ 1.500 dân ở Áo, nơi ông đưa ra các sách lược trọng đại của Red Bull.
Đam mê thể thao, ông không ngần ngại chi hàng trăm triệu USD mỗi năm để tài trợ cho 4 đội bóng đá mang thương hiệu Red Bull, một đội đua xe Nascar và 2 đội đua xe Công thức 1. Những năm gần đây, ông đã đưa Red Bull lấn sân sang lĩnh vực truyền thông và đạt được nhiều thành công nhất định. Đơn cử là ấn phẩm Red Bulletin, chương trình No Limits trên kênh ESPN, bộ phim That’s It, That’s All, trang web hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp cho từng bộ môn thể thao, chương trình truyền hình thực tế Real World trên kênh MTV.
Không những thế, danh sách các vận động viên thể thao gắn bó với thương hiệu Red Bull hiện đã vượt hơn 500 người ở 97 bộ môn, trong đó nổi tiếng nhất là danh thủ bóng đá Thierry Henry và tay đua từng 10 lần vô địch giải đua Công thức 1 Gerhard Berger. Tất cả, dưới tay Mateschitz, đang góp phần xây dựng Red Bull thành một đế chế ngày càng lớn mạnh.
Nhìn vào những gì ông làm, nhiều người nghĩ ông “ngông” và chỉ làm những việc đình đám để dư luận chú ý. Nhưng, “ông là một doanh nhân người Áo có tư duy của người Mỹ, ông nhìn mọi việc ở phạm vi toàn cầu,” theo lời Arnold Schwarzenegger, ngôi sao điện ảnh Hollywood và Cựu Thống đốc bang California, Mỹ.
Hành trình tìm lời giải cho bài toán cuộc đờiCái ngông của “cha đẻ” Red Bull (1)
Sinh trưởng tại Áo trong một gia đình công chức kiểu mẫu, bảo thủ và chủ trương ổn định nhưng Mateschitz sớm nhận ra cuộc sống an phận, ổn định không phải là điều ông mong muốn. Vì thế, thay vì theo học Đại học Graz gần nhà, Mateschitz chọn Vienna là nơi khởi đầu cuộc phiêu lưu. “Khi đó, ở đại học Vienna chỉ có một chuyên ngành mà Graz không có là đóng tàu. Thế là tôi thuyết phục mẹ mình tin rằng tôi ao ước trở thành kỹ sư đóng tàu để bà cho tôi đến Vienna học. Tôi chọn Đại học Vienna vì thành phố Vienna chứ không phải vì trường học”, Mateschitz tâm sự.
Ông phải mất 10 năm mới lấy được tấm bằng Cử nhân thương mại của Đại học Kinh tế và Thương mại Vienna. Trong ngần ấy thời gian, ông phải vừa học vừa làm huấn luyện viên trượt tuyết để có tiền trang trải chi phí học tập.
10 năm tiếp theo ông gắn bó với công việc nhân viên bán hàng tại Blendax, một công ty hàng tiêu dùng của Đức. Nhờ tài năng và nỗ lực, ông trở thành một trong những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất của công ty. Tuy nhiên, “mọi thứ khi đó vẫn có vẻ xám xịt và nhàm chán, tôi muốn làm một điều gì đó thật sự khác biệt”, Mateschitz nhớ lại.
Thế rồi, chuyến công tác đến Thái Lan năm 1984 để tiếp xúc với một khách hàng của Blendax chính là sự kiện thay đổi cuộc đời ông. Mệt mỏi vì lệch múi giờ, ông tò mò thử uống thứ nước mà người Thái tôn sùng là thần dược, Krating Daeng, tiếng Thái có nghĩa “trâu nước”. Và quả là kỳ diệu, ông cảm thấy tỉnh táo hơn ngay sau đó. Như bừng tỉnh, ông nhanh chóng nhận ra kinh doanh loại thức uống đặc biệt này chính là lời giải cho bài toán cuộc đời mà ông đã tìm kiếm bấy lâu nay.
Ông tìm gặp Chaleo Yoovidhya, một doanh nhân người Thái đang bán sản phẩm này trong khu vực Đông Nam Á. Mateschitz nhanh chóng chinh phục được Yoovidhya bằng ý tưởng tiếp thị Krating Daeng đến phần còn lại của thế giới. Họ thỏa thuận mỗi người sẽ góp 500.000 USD thành lập một công ty mà mỗi người sẽ nắm giữ 49% cổ phần; 2% cổ phần còn lại dành cho con trai của Yoovidhya.
Kể từ cuộc gặp gỡ của số phận ấy, thương hiệu Red Bull ra đời, khai sinh một thị trường mới, thị trường các loại thức uống có tác dụng bổ sung năng lượng và không ngừng phát triển từ đó đến nay.
Chuyên gia quản trị khủng hoảng
Trong gần 30 năm dẫn dắt Red Bull, Mateschitz nhiều lần chứng tỏ mình là một chuyên gia quản trị khủng hoảng lão luyện.
Năm 1991, Red Bull phải một phen lao đao với vụ 2 thanh niên Thụy Điển tử vong vì uống Red Bull chung với rượu Vodka. 8 năm sau, một thiếu niên Ireland chết trên sân bóng rổ sau khi uống 3 lon Red Bull. Dù kết quả điều tra không hề cho thấy mối liên quan nào giữa 2 trường hợp tử vong trên với Red Bull nhưng khắp nơi bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo. Các nhà khoa học Pháp cũng tiến hành nghiên cứu chất taurine, thành phần quan trọng của Red Bull, và nhận thấy khi được cho ăn nhiều taurine, các con chuột có những hành vi kỳ lạ và ở trong trạng thái bứt rứt, chèn ép. Nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để chứng minh Red Bull là nguyên nhân gây ra 2 vụ tử vong trên.
Trong hoàn cảnh khó khăn, Mateschitz không chủ trương lấp liếm lời đồn đại về chất taurine mà còn cổ xúy cho chúng. Thậm chí tại các quán bar địa phương ở Tây Ban Nha, người ta đồn rằng chất taurine được chiết xuất từ pín bò có tác dụng tăng cường sinh lực. Lời đồn thu hút sự quan tâm của báo chí. Chiêu thức này của Mateschitz không những giúp Red Bull vượt qua khủng hoảng mà còn chuyển rủi ro thành cơ hội quảng bá không thể nào tốt hơn.
 
Cái ngông của “cha đẻ” Red Bull (2)
Hiểu rõ sản phẩm, giữ vững định hướng
Thành công của Mateschitz trước hết phải kể đến tính nhất quán trong việc định vị sản phẩm. Với Mateschitz, Red Bull là một loại thức uống năng lượng và chỉ là một loại thức uống bổ sung năng lượng cho những người phải làm việc cực nhọc. Ông vẫn giữ vững định hướng kinh doanh này ngay cả trong những hoàn cảnh cam go nhất.
Tại thời điểm Red Bull vừa ra mắt, các thương hiệu cà phê và nước giải khát, nhất là Coca-Cola, không ngừng tấn công Red Bull. Nhiều bài so sánh, chê bai mùi vị, hàm lượng caffeine của Red Bull không ngừng xuất hiện trên mặt báo. Thậm chí có tổ chức ở Anh còn thực hiện cả một báo cáo đồ sộ chỉ để đi đến kết luận rằng “chưa có loại thức uống nào có mùi vị thất bại thảm hại như Red Bull”.
Rất bình thản, Mateschitz nhận xét: “Mọi so sánh về mùi vị đều vô nghĩa bởi Red Bull là một loại thức uống năng lượng, giúp tăng cường độ dẻo dai, sự tập trung, tốc độ, sự tỉnh táo và sự phấn chấn cho người uống. Trước đây và về sau này vẫn sẽ là như thế”. Do đó, thay vì lao vào chiếc bẫy mà các đối thủ giăng sẵn, Red Bull âm thầm đáp trả bằng việc chiếm lĩnh thị trường Hungary, Anh, Đức rồi nhanh chóng chinh phục cả châu Âu và “lãnh địa” của Coca-Cola là Mỹ.
Thành công của Red Bull khiến những đại công ty chột dạ. Coca-Cola đã không ít lần đề nghị mua lại Red Bull nhưng lần nào cũng bị khước từ. “Đối với tôi, kinh doanh là niềm vui, chứ không phải để kiếm tiền,” Mateschitz quả quyết.
Gần 70, nhưng chưa bao giờ người ta thấy nhiệt huyết kinh doanh ở ông suy giảm. Red Bull luôn biết rõ điều họ đang làm, cũng giống như Mateschitz, luôn hiểu rõ chính mình, hiểu rõ sản phẩm và giữ vững định hướng.
Theo Thành Trung
Nhịp cầu đầu tư