Cover

Cover

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Skin in the game from Gấu

 Như các cậu có thể thấy thì group trên ra đời để tạo "skin". "Skin in the game" - tức là sự xuất hiện, nổi bật lên của bản thân nhà bán hàng trước mắt khách hàng. Skin in the game là lý do rất nhiều thương gia hiện tại đăng bài spam khắp vũ trụ mà không có bất kỳ 1 lý lẽ nào thuyết phục khách hàng phải tin vào sp của bạn.



Đúng rồi nè, kinh doanh không phải là bấm máy tính: 1+1=2, nó là 1+1= kết quả bất kỳ mới là vấn đề của kinh doanh. Việc bạn lấy được một nguồn hàng giá rẻ, xong tìm mọi cách tạo skin cho bản thân như là:
"Mình vừa về được 1 lô hàng bị LỖI, nay bán giá RẺ..."
Câu trên có nghĩa là: hàng chất lượng kém, tôi tìm được chỗ xả lô.
Một số bạn nâng cấp cái skin của mình lên thành: "Dù nó rẻ nhưng chất lượng nó không thua hàng mới"
Như vậy, hàng hóa vẫn rất mù mờ về nguồn gốc xuất xứ, khách hàng nhìn sơ qua có thể có người bị ham, bị hố. Nhưng cũng có vô số người khác sẽ trở nên khó chịu, vì họ từng là nạn nhân.
Đừng để người khác ghét hay đánh giá kinh doanh của mình. Hãy cho hàng hóa mình bán một lý do để tồn tại: nó phải trở nên HỮU ÍCH.
Cũng là 1 lô nước hoa, bạn nhập về, hãy xem phần lợi nhuận nâng lên hoặc tách ra 20% làm khuyến mãi. Cho khách hàng được nhìn thấy hương, thấy hoa, thấy mật ngọt để họ bị hút vào.
Thương gia không phải cái vợt ruồi, quơ quào lung tung cào bằng ăn may. Thương gia là cái quạt đèn - tự sáng, tự thơm bơ để khách hàng suy nghĩ về mình.
Thế là từ chuyện 1+1=2 nó trở thành .5 + .2 + .1 + .1.. = 1 - sự toàn vẹn như là một khách hàng bình thường được phục vụ nghiêm túc chu đáo - hãy cho tôi, khách hàng được tận hưởng sự thích thú khi được khuyến mãi, cảm giác dùng sản phẩm thực sự phù hợp với bản thân và người bán hàng không ngại trách nhiệm.
Cái này là một văn hóa, là sự đối xử giữa 2 con người với nhau khi tuân thủ quy tắc giao thương.
Văn hóa khi bán hàng nó trường tồn. Chính vì vậy, mình không chốt sale bằng sản phẩm, các sản phẩm mình bán được chốt sale từ khâu "nhìn thấy" hoặc là "tư vấn" - khách hàng không mua sản phẩm, họ mua niềm tin từ sản phẩm đó, cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.
----
Ngoài văn hóa, còn giá trị về sự chuyên nghiệp, ví dụ như một câu chuyện hài về đỉnh cao bán hàng như sau: https://suno.vn/blog/cau-chuyen-nguoi-ban-moc-cau/
Bạn đã đọc câu chuyện chưa? Nếu là rồi thì người bán hàng giỏi ở trên là người giúp khách hàng nhìn ra điều ẩn sâu bên trong mà họ muốn. Chai nước hoa này nên dùng để đi chym gái hay đi làm, khách nhiều mồ hôi dùng gì cho hợp?
Nếu chúng ta lười, thương gia khác sẽ siêng hộ và tiền họ sẽ tiêu hộ luôn.
Nhiều người sẽ hỏi mình: oh hay anh ơi, em không văn hay chữ tốt, văn vở không được tốt?
Bạn chọn đi bán hàng thì bạn tự cải thiện thôi, hehe. Không ai làm được chuyện đó thay cho bạn.
Bán hàng nó có 1 lằn ranh giữa diễn xuất và chân thành, nhưng ban đầu phải bỏ xuống cái tôi, trở thành một người chăm sóc kỹ từng li từng tí đến khách hàng, tạo ra cảm giác choáng ngợp - nó là sự chuyên nghiệp, khách hàng sẽ không nói gì ngoài: bạn bán hàng kỹ ghê!
Đó là một trong những lời khen tối thượng - khi mà niềm tin của khách hàng đã dành cho bạn rồi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét