Cover

Cover

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Americano

Americano - "Cafe pha loãng" hay Đàn bà ở độ tuổi bắt đầu khìn
Mình thích 'cafe pha loãng" hơn là 1 shot cafe đậm đặc kiểu espresso vì độ đắng, độ chua của nó vừa đủ để không gây shock nhưng không bị lẫn vị như cafe sữa. Hoặc đơn giản mình yêu thứ gì đó nhẹ nhàng.

"Cafe pha loãng" như đàn bà ở độ tuổi băm. Ở họ có đầy đủ sự trải đời để đắng, sự đau khổ để chua và một chút nổi loạn trước khi qua ngưỡng 40 để khìn. Mọi thứ vừa đủ để thưởng thức chứ không phải để trải nghiệm hay chịu đựng.

Nếu "Cafe pha loãng" là thêm nước nóng để khiến 1 shot espresso dễ uống hơn thì Đàn bà tuổi băm lại vừa đủ sự dịu dàng để hiểu và tinh tế để điều chỉnh (làm loãng) cái vị đàn bà trong chính họ một cách thú vị hơn.

Tủ rượu hay kệ sách?


Sách - Cũng là một ngành kinh doanh.

Vài năm gần đây phong trào đọc sách được rất nhiều lực đẩy hỗ trợ: từ truyền thông chính thống cho đến những cá nhân có sự ảnh hưởng trên mạng xã hội. Có một giai đoạn người ta còn kêu gọi thay tủ rượu bằng kệ sách mới sang phần người??? Bọn bán rượu chắc cũng cay cú lắm.

Mình đọc sách từ ngày bé, thực ra nó là lựa chọn duy nhất lúc đó chứ không hẳn là mình thích đọc. Vì ngoài món đó ra, quanh xóm chả ai chơi với mình vì mình suốt ngày phải ở trong nhà, mà nhà cũng chẳng có tv hay món đồ chơi nào khác. Mình đọc rất tạp nham, có gì đọc đấy, cả cuốn thơ ba mình chép ngày trẻ mình cũng vọc ra đọc, rồi mấy cuốn sách cũ mèm mà ba mượn từ thư viện trường. Mình đọc luôn cả cuốn từ điển tiếng Việt khi chả còn gì để đọc.

Lớn lên tí đi học ĐH thì vì phòng trọ nóng quá, chật quá lại mò lên thư viện trường. Thư viện vừa mát, rộng, nước miễn phí, wifi miễn phí, (ngắm) gái cũng miễn phí. Sách thì không miễn phí nhưng giá thuê khá rẻ. Thế là lại mò mẫm đọc mấy sách chuyên ngành kinh tế, từ mô hình, phương pháp kinh doanh, đến mấy cuốn chém gió các kiểu như: Đắc Nhân Tâm, thuật thu hút lòng người, Sống tốt, Hạt giống tâm hồn... - mấy cuốn này toàn bọn bán hàng đa cấp lúc đó khuyên đọc :D. Túm váy gu đọc lúc ấy cũng vẫn tạp nham.

Đỉnh điểm là thời kì, cứ thấy ai xung quanh mình giới thiệu cuốn nào là mình mua cuốn đó. Thấy tựa nào nghe lạ tai cũng mang vác về nhà. Nhưng thực sự có nhiều cuốn thì mình đọc chưa đến 1/2 thì ói rồi bỏ, có cuốn thì đọc xong cũng méo hiểu nó viết gì: hoặc quá xa lạ với mình hoặc quá giáo điều.

Vài năm gần đây thì mình hiểu bản thân mình hơn, biết cách chọn sách phù hợp với mình hơn, tạm gọi là có gu nhưng lâu lâu vẫn ngu mua vài cuốn về trưng cho kín mấy chỗ trống trên kệ sách.

Sách cũng là một ngành kinh doanh. Và bọn bán sách, viết sách cũng là bọn con buôn, thứ chúng quan tâm là: dòng tiền và lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Chẳng có thứ gọi là VÌ lợi ích cộng đồng hay văn hóa đọc ở đấy.

Thế nên cũng cần tỉnh táo khi chọn sách để đọc và chọn sách cho tủ sách. Nó không khác gì cách chọn rượu. Cảm thấy thoải mái, cảm thấy hứng thú, cảm thấy phù hợp và hữu ích thì đọc. Đừng nghe mấy bài 20 hay 40 cuốn sách phải đọc trước xyz tuổi. Đọc hết đống đó sẽ ói đấy. Và sách cũng như những thứ hàng hóa khác, đừng thần thánh hóa nó như tiên dược. Chỉ cần uống (đọc) là hóa thần.

Nhưng là một người đàn ông hiện đại, nên sở hữu cả 2 thứ: tủ rượu và kệ sách. Vì chúng đều tạo ra những giá trị cho người đàn ông. Nhưng nếu chỉ sở hữu một trong 2 thứ thì cũng chả có vấn đề gì.
Chỉ là để có kệ sách thì khá dễ: thứ 1: Một cuốn sách rẻ hơn 1 chai rượu, thứ 2: Sách đọc xong vẫn còn đó, nhưng rượu uống xong, đến cơn say còn hết chứ huống chi giá trị chai rượu.

PS: Ai quý mình cứ hẹn mình. Mình có cả 2 thứ trên (ngoài ra còn có nhiều thứ khác). Đến với mình, Ta cùng uống rượu và đọc những cuốn sách phù hợp nhé.

Ở nơi nào đó

Có một nơi

Có một nơi mà khi bạn đến đó một mình sẽ rất dị thường. Nhưng nếu đủ can đảm để đến, bạn sẽ có những điều tuyệt vời

Đêm thay vì quẩy tung nóc với tiếng nhạc chát chúa ở đâu đó phố thị thì bạn lại được hưởng cảm giác ngồi chill với thứ âm nhạc rất nhỏ, những câu nói cũng rất nhỏ mà đôi khi bạn chỉ cần hơi nhích ra chút thì sẽ chẳng đủ để nghe.

Đám bạn trẻ lạ, tay ôm đàn, rap những đoạn ngẫu hứng để rồi chuyền tay nhau điếu cần. Tiết lạnh bên những làn khói cần cũng đủ khiến bạn đê mê.

Đêm lạnh ở con thác ấy sẽ không bao giờ tĩnh mịch. Tiếng thác đổ đôi khi khiến bạn lầm tưởng là cơn mưa lớn. Đủ tịnh tâm bạn sẽ được nghe thác kể những câu chuyện rừng. Thú vị và thơ hơn những câu chuyện người.

Ở nơi mà bạn có thể đạp một con xe nhỏ, dạo quanh thành phố nhưng chẳng bao giờ thấy mệt. Thành phố ấy nhỏ như tiếng nhạc đêm chill.

Một ngày khác thay vì loanh quanh, bạn có thể ngồi thiền ở nơi có anh chàng nhạc sĩ sáng sáng tác, đêm về hát lại chính những bài đó - không giống hoàn toàn những gì anh đã viết nhưng lại chẳng một ai quan tâm điều ấy. Hoặc đôi khi họ lại say bởi chính những cái sai ấy. Vì tất cả hiểu rằng: bình minh và hoàng hôn là 2 sự thú vị khác nhau.

Nơi ấy, bên những ngọn đồi thông rộng hết tầm mắt, tiếng chim hót và gió lạnh khẽ thổi, đôi khi là những làn sương mù thoảng qua đủ làm mờ mắt người.
Một góc nhìn không thể tốt hơn để tự ngắm mình.

Yêu anh đi. Anh sẽ dẫn em đến Nơi đó nhé!

Tháng 9


Đêm qua tôi mơ mình chết.

Chết. Thực ra cái sự chết ấy lại chẳng mấy đau đớn như từng nghĩ. Chết không quằn quại, không mệt mỏi. Cái chết đến nhẹ như một cơn gió thổi qua một ngọn đèn dầu, mà chính nó cũng muốn tắt từ lâu. Nhẹ nhàng, lâng lâng và chìm. Bóng tối vây quanh. Tai không còn nghe được bất cứ âm thanh gì. Cảm giác bị lọt thõm, bị bay lơ lửng. Một dạng như tôi đang tưởng tượng mình đang trôi im lìm ngoài vũ trụ kia. Không lực cản, không âm thanh và không sự sống.

Chốc lát. Trước mắt là rất nhiều hình ảnh: một con đường cong, nhỏ. Hai bên là hai hàng cây, vòm nó che kín trọn con đường. Xa xa, thấp hơn con đường ấy là bãi cỏ xanh, một chút ánh nắng lọt qua mấy cây cau hay dừa kiểng gì ấy, tạo ra những mảng sáng. Trên con đường ấy, hình như có chút mưa. Một đôi trai gái đang cùng nhau bước. Chỉ là không bên nhau. Cô gái cao ráo, khoác ngoài chiếc áo jean, đi đôi giày thể thao trắng. Trông cô chững chạc. Bước đều, đầu cúi thấp, nhìn bước chân của chính mình. Chàng trai bước chậm hơn một chút. Luôn ngắm cô gái với một chút quan tâm, châm thêm sự khó hiểu.

Tất cả. Im lặng. Nhuốm vàng. Tua chậm. Phim cũ.

Chợt. Tôi lại thấy mình bay. Mà thực ra là đang trôi. Chẳng nhanh. Mà cần nhanh để làm gì? Chết rồi thì nhanh với ai, nhanh với cái gì và nhanh để được gì. Đầu óc miên man.

Tự nhiên lại nhớ đến Hà Hồ. Nhớ đến Hà Hồ thì lại nhớ đến Đức Trí và Cường Đô La.(thực ra là nhớ đến nhiều hơn thế, nhưng cũng éo tiện viết, viết ra chỉ tổ phải giải thích, hứa hẹn). Nhớ đến đó, miệng lại lẩm bẩm:

"Đêm dài mình em bật khóc, sao lòng vẫn cố kiếm tìm.

Tìm về 1 nơi ấm áp, giấc mơ ngọt ngào

Vì người ra đi lặng lẽ

Vì người ra đi để em đớn đau

Hằn sâu vết thương riêng mình em thôi

Không còn ai bên đời nữa

Không còn ai chia nỗi buồn

Không còn ai chia khỏanh khắc sướng vui ngọt ngào"

Mie, đến chết mà mình vẫn thấy mình linh tinh. Nhưng có thể chính cái sự linh tinh ấy khiến mình trở nên quái. Mà cái "quái trong sự nhận thức, cái quái mà tôi biết cách để tạo ra nó" thì nó lại càng quái, quái đến mức quái đản.

Tôi của lúc này, tôi của ngày hôm qua.

Tôi nhớ mình của những ngày cái "sự quái" nó làm chất sống. Trông tôi giờ nhợt nhạt quá, lững thững đến chậm chạp. Miệng không còn cười, như một kẻ vô hồn bước đều, bước đều. Qua ngày. Hết tháng. Để xé hết đám lịch đổi những con số vô hồn. Chờ vứt bỏ để thay một tờ lịch mới, nhưng cũng vẫn là những con số ấy.

Bỗng nhiên tôi thấy mình, ngồi trước một người đàn ông trung niên. Ông ta im lặng, khuôn mặt trầm ngâm, nhìn xa ra những sâu lắng. Người đàn ông có đôi mắt nâu rất lạ. Đôi mắt ấy vô hồn và lững lờ.

Trong đôi mắt ấy. Tôi nhìn thấy ông của những ngày trẻ. Những ngày cơ cực nhưng đầy yêu thương và trách nhiệm. Tôi thấy trong đôi mắt ông là hình ảnh một bán đảo nhỏ, nằm bên cạnh một con đèo trứ danh. Vùng đất ấy đẹp lắm.

Đẹp đến nỗi mà ở một nơi cách xa gần 1000 cây số, tôi vẫn thấy nó trong đôi mắt nâu của ông. Thì ắt hẳn nó đang in rất sâu vào tâm trí ấy.

Tỉnh giấc. Ngày mới. Cuối tháng 9 - tháng đẹp

Hà Nội

Hà Nội với mình từng rất đẹp và tử tế

Mình đến HN lần đầu vào mùa hè đẹp. Di chuyển bằng tàu hỏa dọc đất nước, hít đủ khí trời, những mùi lúa, mùi đất, mùi cỏ cháy. Những vách núi cao đầy những cây xanh che chắn cho 1 vịnh biển với những bãi cát trắng dài. Tuyệt đẹp và chẳng thể chạm tới.
Hành trình ấy, đến nay vẫn mãi chưa thực hiện lại được. 
Hà Nội lần ấy đón mình bằng bản nhạc Hà Nội niềm tin và hy vọng được phát qua loa trên đoàn tàu, một cơn mưa vội và chất giọng Hà Nội từ cô gái trẻ.

Đó là những ngày lang thang khắp con phố, bảo tàng, các ngôi chùa, đi bộ quanh khu phố cổ nghe về quá khứ, ý nghĩa tên từng con phố bởi 1 chất giọng rất đặc biệt. Các món phở, bún đặc trưng tại nhiều góc Hà Nội, được trải nghiệm thế nào là nâu đá/ đen đá, trà chanh và đặc biệt là món sấu.
Một Hà Nội càng thêm đẹp vì được tô vẽ bởi cô gái trẻ suốt ngày luyên thuyên về lịch sử, văn hóa và con người ở đấy.

Vài lần sau, Hà Nội cũng vẫn rất tuyệt: là 1 tiết trời đủ lạnh, là những con người tử tế chân thành, là đạp xe quanh hồ tây vào 1 sáng mát trời, là 1 cốc bia Hà Nội lúc tan tầm với những con gió se lạnh thổi bay cái nóng miền Nam vẫn chưa kịp tan hết, là lặng lẽ đi bộ quanh hồ gươm lấp lánh ánh đèn vàng, là chạy xe trên phố lúc đêm muộn ngang qua lực lượng 141 - đặc sản của Thủ Đô, là đứng ngoài hiên của quán kem Tràng Tiền ăn thật nhanh que kem, là núp sau trạm xe buýt để đi xả sau chầu bia hồi chiều, là rất rất nhiều thứ đáng giá khác chẳng thể kể thêm.



Với Hà Nội, mình còn nợ một cái hẹn ở đó.

Biên tập, bình luận lại nội dung gốc theo topic mới

Cảm xúc là kẻ thù của thành công

- Vợ ngươi rên la như một con điếm khi quân lính của ta làm nhục cô ấy. Con trai bé bỏng của ngươi đã bị vó ngựa của ta xéo nát. Sau đó thi thể của họ đã bị treo lên và thiêu sống.
- Xin cảm ơn, thưa hoàng đế vĩ đại.

Trên đây hội thoại giữa hoàng đế trẻ khét tiếng tàn bạo Commodus và võ sỹ giác đấu Maximus. Cuộc hội thoại tại giữa sân đấu trường của thành Rome. Trước sự chứng kiến của hàng vạn con mắt mở to của đủ mọi thành phần từ Quý tộc, binh lính và dân thường.
Hội thoại này là phân đoạn rất đắt của phim The Gladiator - một trong những bộ phim dã sử hay nhất đoạt giải Oscar của Hollyhood.

Nghe câu nói nhục mạ của Commodus chắc chắn một trăm phần trăm người đàn ông nào cũng ngay lập tức lao vào tỷ thí với hắn. Cái chết lúc đó không tồn tại trong suy nghĩ của họ. Thực tế trong khoảnh khắc đó Maximus nếu ra tay, bạo chúa Commodus khó thoát. Và ông đã chờ giây phút giáp mặt với hắn từ lâu, rất lâu kể từ thời điểm hắn bóp cổ chết cha mình để lên ngôi và truy sát  Maximus - lúc đó là vị tướng số một của nhà vua.

Nhưng ông đã không làm như vậy. Cho dù kẻ thù đã phun vào mặt ông bằng những lời lẽ bẩn thỉu mô tả cái chết đau đớn tột cùng của hai người ông yêu thương nhất. Ông chỉ nói câu rất "bổn phận": Xin cảm ơn. thưa hoàng đế vĩ đại.

Khuôn mặt của Commodus lúc đó rất khó tả. Ngây dại vì bất ngờ. Một câu nói vô cùng bình thường hắn đã nghe hàng ngày từ những kẻ thuộc hạ. Mặt hắn đờ đẫn (dù chỉ thoáng qua) trong ngây dại vì sợ hãi. Hắn cảm thấy đằng sau sự nhẫn nhục bình thản khó tin nổi kia là bản lĩnh ghê gớm của Maximus. Nếu Maximus giết Commodus ngay, đó sẽ được xem là hành động ám sát hoàng đế của của một kẻ nô lệ (Võ sỹ giác đấu dưới thời La Mã không có quyền tự do của một công dân bình thường).
Ông muốn làm điều đó trong danh chính ngôn thuận. Với tư cách là một vị tướng, trong một cuộc đấu sòng phẳng. Không chỉ để giải toả vết thương cá nhân mà còn để giải quyết vấn đề của đại cục chung.

Tuy chỉ là phim nhưng phân đoạn đắt giá này phản ảnh khá phổ biến tình huống đời thường chúng ta hay gặp phải. Bị xúc phạm, bị đối xử bất công, bị chơi xấu, bị phản bội, bị hiểu lầm. Đây là những thử thách đo lường khả năng kiểm soát cảm xúc cao nhất cho bất kỳ ai. Phản ứng ngay quyết liệt ngay cho bùng nổ cảm xúc là việc làm mang lại giải toả nhất. Nhưng có những tình huống khả năng kiểm soát cảm xúc nhất thời lại quyết định đến cả đại cục.

Đối với đàn ông, sổ lồng vô tội vạ về cảm xúc là kẻ thù của thành công.

Mr. BrandSon
Content worker at Red Monsters

Bún cá


Tô bún Cá ngon thứ 3 mà mình từng được ăn
Mình ăn không nhiều nhưng do công việc nên có nhiều cơ hội để thử món mới. Vậy mà mãi đến hôm nay mới là lần thứ 3 kiếm được thố bún cá ngon như những gì mình thích.

Tô bún cá đầu tiên là do NYC mình nấu. Cũng rất lâu rồi nên mình gần như quên mất vị của nó. Chỉ nhớ nó rất ngon vì có nhiều mùi tình yêu tuổi trẻ cùng rất nhiều loại đặc sản mà chỉ dân làm nghề biển mới có.
Tô bún cá ngon thứ 2 là sau một đêm ngủ nhiều MÂY nhưng không MƯA ở bến Ninh Kiều trứ danh. Tô này mình cũng chỉ nhớ nó ngon, ngọt theo đúng kiểu miền tây. Cũng ăn trong cái thố đất như vầy, nhưng rau thì hình như chỉ có rau đắng. Lần ấy thấy ngon có lẽ vì mệt và lạ nhiều hơn là vì vị.
Còn đây là tô bún cá ngon thứ 3. Rất tỉ mỉ như tô đầu tiên của NYC từ rổ rau rất sạch với nhiều loại rau cho đến cách cô chủ chuẩn bị thố bún - sắp xếp nguyên liệu vào tô vừa văn, chan nước lèo, đun nóng chờ vừa lửa mặc kệ có người khác đang chờ, cả cách cô chuẩn bị chén mắm chấm và chén ớt để riêng cũng chu đáo. Nước lèo vị chuẩn, chả cá thêm vào cũng chuẩn vị mình thích và rất tươi như cái lần đầu ấy. Chỉ khác là lần này mình ăn một mình.
Ấm bụng cho 1 sáng lạnh.

Mojoto



Ngày bé, lần đầu mình uống 1 loại cooktail là ở Nha Trang. 

Lần ấy, chị sếp đang buồn lão chồng nên cho hẳn dàn KAE dưới trướng chị ấy ở kho Metro An Phú off sớm trưa thứ 6, nằm xe ra thẳng Nha Trang. Chị í thì đi máy bay cho đúng giai cấp chanh xả.
Mờ tối vừa đến là cả bọn rủ nhau đi quẩy ở Sailing Club. Đó cũng là lần đầu mình đến Nha Trang và cũng là lần đầu được đi mấy cái club dạng này. 
Ngày mới ra trường ít tiền nên chẳng mấy khi lui tới mấy chỗ này và nếu có đi thì toàn được dẫn đi bar bủng với mấy anh lớn nên chỉ uống bia vs rượu mạnh. Chả mấy khi được tao nhã gọi mấy món như cooktail. 
Lần này thì toàn gái và mình lại thích cái sự lạ. Sau khi lướt qua cái menu toàn những cái tên chả hiểu gì, cũng có phần mô tả nhưng toàn bằng tiếng Anh. Vừa ngó vừa nhớ lại mớ từ ngày bé xíu được học. Cũng không hiểu sao lúc ấy lại quyết định chọn 1 ly Mojito dù chả biết nó như thế nào. Mãi cho đến lúc anh điển trai mang thức uống ra mình vẫn còn phải hỏi Mojito là ly nào?
Nó là một cái ly đẹp: một hỗn hợp gồm màu trắng ở dưới đáy ly, ít xanh dương tươi mát ở trên và mấy lá húng kèm lát chanh cắt điệu. Ngụm đầu tiên tuyệt vời và mình biết mình đã chọn đúng thứ mình cần.

Biển, cooktail ngon và cô bạn đồng nghiệp bên cạnh thế là say cả đêm. Say đến mức lúc quẩy theo bài Numb mà vỡ luôn cái đồng hồ đang đeo. Mãi đến lúc cả đám đi bộ về KS mới biết là nó vỡ và cũng chính nó là nguyên nhân khiến ông anh đứng gần máu me be bét.

Nha Trang lần ấy với mình rất tuyệt và món cooktail Mojito ấy vẫn mãi chưa thử lại lần 2.

Jazz


Mình thích nhạc Jazz. Chính xác hơn mà gần đây.
Mình bắt đầu vs rock bởi những cuồng loạn, đau đớn bồng bột của tuổi trẻ: với những đau đớn của con người và của bản thân. Vào một góc rất tối, từ những bản rock ballad nâng dần đến sự dằn vặt của dead metal.
Nhưng có một quãng thời gian mình dừng lại. Không nghe rock nữa. Có lẽ nó không còn phù hợp cho những biểu hiện cuồng loạn của tuổi trẻ, cái mà luôn muốn bộc phát ra, thể hiện sự nguy hiểm đau khổ nhiều hơn là bản chất những nỗi đau.
Mình tìm đến Jazz. Một cách đàn ông hơn và có vẻ ngẫu nhiên mà mình thích những quán pub bụi bặm chơi jazz - thứ mà gần như ở nơi hiện tại không thể hoặc chưa thể có.
Với Jazz, nỗi đau được lắng xuống. Thay vì bộc lộ ào ạt như rock thì Jazz nén nỗi đau lại. Đúng như cách của những dây đàn trong 1 cây đàn chơi jazz. Những âm điệu sâu đến mức gầm gừ, đôi khi mình cứ có cảm tưởng đó là tiếng rên của 1 con sư tử đực đang có những vết thương. Không rống lên, nhưng đầy thảm thiết.
Với Jazz, không phải là những điệu nhảy quay cuồng, quẫy giật. Jazz được biểu lộ qua những điệu wing, bước chân dậm mạnh.
Điên loạn và bệnh hoạn thầm lặng luôn nặng nề hơn việc thét lên.

Quá khứ, hiện tay hay tương lai?

Mình đang trên 1 cung đường "điên rồ". Thực sự mình khá quý công việc hiện tại, chỉ bởi nó tạo cơ hội cho mình có những cơ hội để điên rồ.

"Điên rồ" ấy có thể là việc của ai đó nghĩ về nó. Nhưng với mình, đó đơn giản là sở thích. Mình thích những cung đường, trên nó, một mình, mình được miên man nghĩ nhiều thứ, được tự do và được là mình. Toàn vẹn.

Mình không quan trọng lắm về quá khứ của bất kì ai, nhưng mình thích nghe về quá khứ của họ. Vì mình tin rằng, nó là 1 phần của họ và với mình họ đặc biệt thì nghe về quá khứ đặc biệt là 1 điều tuyệt vời. Và giả sử quá khứ ấy có không tốt hay quá tốt cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc mình nghĩ họ có tốt hay xấu ở hiện tại. Tốt hay xấu là khái niệm tương đối. Và mình là kẻ tôn sùng hiện tại, tôn sùng những quyết định trong những khoảng khắc. Ấy là thứ không đoán định, không định nghĩa. Mình vẫn đang bên cạnh họ hiện tại, thì có nghĩa là họ phù hợp với mình và mình có giá trị nào đó với họ.

Và đôi khi, chính vì việc mình tôn sùng quá nhiều với hiện tại nên lại biến mình thành kẻ cực đoan.
Mình đặc biệt và đôi khi chỉ là biết cách tạo ra đặc biệt cho mình, trong một mối quan hệ mà mình để tâm. Nhưng chỉ cần mình cảm thấy, sự đặc biệt không tạo ra sự duy nhất trong mối quan hệ ấy, thì thường mình chọn cách thoát ra. 

Vì nếu sự đặc biệt không tạo ra sự duy nhất thì sẽ không là gì cả.

Hà Nội của anh




Em đã sẵn sàng bước vào Hà Nội của Anh chưa?

Với những gì anh hiểu về Hà Nội thì chắc chắn 1 điều rằng Hà Nội của anh sẽ không chanh xả nhưng sẽ là những góc rất xịn của Hà Nội
Anh sẽ nói em biết lý do vì sao: Hà Nội với anh là thành phố của Chùa, của hồ và của bảo tàng. Đi với Anh, em sẽ thấy ở Hà Nội có thật nhiều lưu tích của Thăng Long nghìn năm - từ những ngày xưa cũ cho đến nơi mà chiếc máy bay của Đế Quốc Mỹ bị quân dân ta dùng bồ cào bổ nhào nó xuống trong trận Điện Biên Phủ trên không trứ danh.
Anh sẽ chỉ em về cầu Long Biên, kể về lịch sử của nó. Giới thiệu em với những nghệ nhân đích thực của Làng gốm Bát Tràng chứ không phải hạng lằng nhằng nhập đồ TQ dán mác Bát Tràng.

Anh sẽ dẫn em đi dạo quanh khu phố cổ, dạo quanh chợ Đồng Xuân, dạo quanh hồ Gươm về đêm, rồi hiên ngang đứng giữa phố đông mút cây kem Tràng Tiền. 

Chúng ta sẽ ăn những món ăn đặc trưng của Hà Nội như chính cách người dân ở đây hàng ngày vẫn sống.

Đến đây, nếu em đã thấy hơi ngán những gì thuộc về quá khứ của Hà Nội, đôi ta có thể thưởng thức 1 chút đương đại bằng một ly Mojito trong quán pub nhỏ đủ gai góc và thử thông chốt đặc sản 141 của Hà Nội về đêm.

Và nếu sau tất cả, lượng bụi mịn vào người em quá nhiều khiến em cảm thấy ngột ngạt thì chúng ta sẽ nhảy lên con xe máy vừa đủ tốt để bào lên những cung đường Hà Giang tuyệt đẹp, chỉ để cùng anh ngắm hoa tam giác mạch vào lúc chiều tan.

Đi với Anh, sẽ là một Hà Nội rất khác.

Đà Lạt đầu tiên

Sáng. Vục mặt vào chậu nước để rửa mặt. Nước lạnh như dao cắt, gió lùa qua khe cửa hở chạy dọc sống lưng lên thẳng não. Hình ảnh năm ấy ùa về, con tim lại lao xao bởi những ngày Đà Lạt tuổi đôi mươi.
Đà Lạt ngày ấy vẫn còn nhiều con đường đất, những căn nhà cũ thật mà chưa bị xẻ đất, cải tạo làm mấy cái nhà hàng, homestay giả tạo cũ kĩ.
Đà Lạt năm ấy bình lặng hơn, màu nhem nhẻm tối hơn khi chiều xuống vì ít những ánh đèn xe, những ngọn đèn sáng rực của những trung tâm mua sắm lớn hay của những khách sạn 5 sao.
Rảo bước trên những con đường dốc, chân đá nhẹ những cục đá nhỏ vương vãi, lâu lâu ngước lên mỉm cười với  đám trẻ con địa phương, đang trêu chọc ghép đôi với cô bạn đi bên cạnh.
Đà Lạt ngày ấy là những hôm rảo bước một mình qua những con đường trung tâm vào buổi tối. Ít hơn những lần bị những cô gái làng chơi chèo kéo, ít thấy những gánh hàng rong buôn bán tràn ngập. Vẫn là một cuộc sống mưu sinh qua những quẳng gánh, nhưng hiền hòa với những câu chuyện vui vẻ hơn là chuyện tiền nong, dù nét mặt vẫn hằn lên những suy nghĩ về chuyện cơm áo.
Là những bữa rau sạch trộn dầu dấm của cô chủ nhà chứ không phải của những tay đầu bếp có vẻ chuyên nghiệp ở những nhà hàng sang trọng. Những bữa cơm rau mà ngay khi ăn chưa hết dĩa đã có cả 1 chậu tiếp tế sẵn phía sau.
Đà Lạt ngày ấy, bình dị, với những con dốc, tối màu. Những bụi cỏ ven đường ít vương bụi của khói xe từ những kẻ lang bạt từ thành phố khác ghé qua những con phố này.
Đà Lạt lạnh của những ngày xưa cũ.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Mưa đầu mùa



Trưa.
Trưa nay Biên Hòa mưa to lắm. Lũ gián bị nước tràn vào tổ nên lũ lượt rủ nhau chạy nhốn nháo khắp mặt đất. Có đứa phấn khích còn bay nhảy vào người mình.
Hôi.
Bọn này nó có chất gì trong người hay do chỗ cái tổ nó ở dơ quá mà hôi kinh khủng. Hôm nay được nhìn thấy nhiều loại vkl. Loại có vằn như ngựa, loại màu cánh dán rất bình thường, loại non non màu da người... Đủ cả.
Nhợn hết cả mình.
Tiện chận lơ đãng đạp chết vài con thị uy nhưng chẳng khá hơn là mấy. Vẫn bày đàn, vẫn nhốn nháo và vẫn hôi.
Buồn.
Thế là đã về quê được tròn một tháng. Có những chiều buồn thèm tấp vào đâu đó làm vài chai bia nghe những câu chuyện không đầu không cuối của mấy bàn bên. Nhưng lại ngại tìm những quán để có thể làm điều ấy. Chẳng phải chỗ nào cũng hoan nghênh cái loại đi một mình, chủ yếu uống bia và hóng hớt chuyện thiên hạ. À, lại còn không được quá xô bồ nữa chứ.
Khó.
Lại thèm được cafe với cái đám bệnh làm bạn. Mà giờ chúng cũng ở xa quá, chẳng thể gặp.
Nhiều khi thấy mình còn thua cả gián. Dù nó hôi, toán loạn. Nhưng chúng có bè.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Rượu (bia) đêm



Tôi thích những bữa uống đêm. Không phải tàn cuộc lúc nửa đêm mà là bắt đầu.
Đêm vốn dĩ tĩnh lặng. Người uống lúc nửa đêm cũng trở nên tĩnh lặng. Phần vì mọi thứ xung quanh đang yên ả, chẳng việc gì phải khuấy động, ồn ã như nhưng bữa bia lúc chiều tối hay những chén chú chén anh hò hét - nơi mà mọi người thi nhau nói, thi nhau hô hào át bàn bên và át tiếng phố thị.
Uống đêm để nói chuyện với chính mình, hoặc để tâm sự với 1 hoặc 2 kẻ bên cạnh mình. Khe khẽ thôi, âm lượng vừa đủ thôi nhưng thấu hiểu. Vẫn hay ví von, người uống đêm như những kẻ chơi game về khuya. Ở với đêm, chỉ còn lại những game thủ chân chính, không hack, không cáu bẩn. Họ chơi với niềm đam mê, học hỏi và chắc chắn tránh được bọn trẻ trâu ban ngày vẫn la hét, quát tháo.
Bia (rượu) đêm có giá trị của riêng nó hơn là chỉ tìm hơi men để khoả lấp sự rảnh rỗi, để tìm kiếm những lợi ích vật chất.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Truyện về 1 gã uống bia 1 mình

Hắn. Thường ra quán bia lúc gần nửa đêm, khi quán chỉ còn 1 hoặc 2 bàn sắp tàn cơn chếnh choáng để về. Nhưng nó chưa bao giờ từ chối gã. Nó luôn dành cái bàn ấy, cái bàn đơn độc, trên cao và hướng ra con đường vắng lúc khuya. Ánh đèn như ánh nắng chiều, ánh sáng phả lên toàn thân hắn, khiến Hắn càng trở nên nồng ấm nhưng xa cách.
Mỗi lần tiếp bia cho Hắn, nó ngửi thấy một mùi lạ, lạ so vs rất nhiều người đàn ông nó từng gặp: mùi của sự khắc khoải và trầm lặng đến nặng nề. Hắn ít nói, mà cũng đúng: Hắn uống bia 1 mình thì cần gì phải nói. Chỉ có ánh mắt, đôi mắt nâu đôi lúc long lanh, phản chiếu sự nhớ nhung nơi xa vắng, chất chứa đầy ngôn từ. Vậy mà, những từ nó nghe từ Hắn chỉ vọn vẹn: cám ơn (Hắn luôn tử tế và lịch sự trong cử chỉ và ngôn từ, dù rất ít) và tính tiền. Hắn nói nhỏ nhẹ, đôi lúc tưởng chường như những lời thì thầm, vừa đủ nghe, nhưng từng chữ hắn nói ra đều khiến người nghe rùng mình vs cái âm giọng trầm nhưng không dày ấy.
Nhưng. Đêm nay, có 1 thứ mà chính nó chỉ nghĩ đến khi đã chìm vào những cơn mộng mị, vô thực. Vậy mà ngay lúc này, nó đang diễn ra. Chênh vênh, hồi hộp khi Hắn _ đang ngồi trước mặt nó, cũng vs ánh sáng vàng vọt hắt lên hắn như trong buổi chiều tà...
Trích Hắn Điên

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Sale chuyên nghiệp vs sale làng nhàng

Cuốn 'Kinh thánh' về bán hàng chỉ rõ 5 điểm tạo sự khác biệt giữa dân sales xuất sắc với dân sales làng nhàng

Gốc
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa người bán hàng bình thường và một người xuất sắc?
Trong "Nghệ thuật bán hàng bậc cao" - cuốn sách bán chạy mọi thời đại và được coi như "kinh thánh" về bán hàng - tác giả Zig Ziglar phân tích 5 yếu tố tạo nên "chân dung người bán hàng thực thụ". Đây là 5 điểm mà những ai đam mê nghề sales đều nên biết để tạo dựng cho mình một sự nghiệp xuất chúng, vững chắc.
1 - Coi trọng cả lý trí lẫn cảm xúc khi thuyết phục khách hàng
Trong cuốn sách, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hai yếu tố lý trí và cảm xúc khi thuyết phục khách hàng. "Người bán hàng chuyên nghiệp ý thức được rằng những yếu tố mang tính logic thường tác động đến những gì mà khách hàng quan sát hay nhìn thấy được, trong khi những yếu tố mang tính cảm xúc lại có tác dụng lôi cuốn đôi tai người nghe", ông cho biết.
Theo Zig Ziglar, một bài giới thiệu, trình bày chỉ mang tính logic sẽ khiến những khách hàng hiểu biết chắc chắn sẽ không mua hàng của anh ta mà tìm đến một người bán hàng khác. Trong khi đó, "một bài thuyết trình chỉ chứa đựng các yếu tố cảm xúc thì cơ hội bán được hàng là 50/50".
Tác giả cho rằng "một bài thuyết trình thấu tình đạt lý chắc chắn sẽ giúp anh ta kết thúc ngày làm việc hôm đó với một thương vụ thành công và một khách hàng trung thành trong tương lai".

2 - Có niềm tin vào công việc và sản phẩm của mình
Người bán hàng xuất sắc có niềm tin rõ ràng cho công việc và sản phẩm mình chào bán. Bởi trong những thương vụ mà dân sales không vững tin vào sự nghiệp anh ta theo đuổi cũng như giá trị anh ta mang đến cho khách hàng, chính khách hàng sẽ cảm nhận được sự thiếu vững vàng đó.
Zig Ziglar nói về một chuyên gia bán hàng tự tin: "Anh ta tin tưởng rằng sản phẩm của mình sẽ giải quyết được vấn đề của khách hàng và thực sự quan tâm đến việc khách hàng mua sản phẩm vì chính lợi ích của họ. Sự tự tin đó mạnh mẽ đến mức khách hàng cảm thấy bị thuyết phục phần nào khi nhìn vào ánh mắt của anh ta".
"Một chuyên gia bán hàng sẽ khuyến khích vợ mình dùng thử chiếc máy hút bụi mình đang bán. Một nữ nhân viên bán mỹ phẩm sẽ mời khách hàng thử trang điểm bằng bộ sản phẩm trang điểm mình đang bán". Sự tự tin của người bán hàng chính là yếu tố vô hình nhưng lại "ghi điểm" xuất sắc trong mắt khách hàng.
3 - Xây dựng mối quan hệ với khách hàng bên ngoài khuôn khổ cuộc thương lượng
"Sự khác biệt giữa một chuyên gia bán hàng thực thụ và một người bán hàng bình thường hoàn toàn không phải ở khả năng bán hàng mà điểm mấu chốt là ở các yếu tố khác như niềm tin, chất lượng mối quan hệ", tác giả "Nghệ thuật bán hàng bậc cao" khẳng định.
Tăng chất lượng mối quan hệ như thế nào? Zig Ziglar ghi trong cuốn sách: "Họ không phó mặc việc lắp đặt, thử nghiệm và cung cấp dịch vụ cho các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. Họ luôn duy trì quan hệ khách hàng "sau bán hàng" và đó là điều những người bán hàng trẻ tuổi muốn xây dựng sự nghiệp cần phải học hỏi".
Người bán hàng xuất sắc luôn thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi người bằng cách cố vấn, chia sẻ thông tin cho khách hàng, giúp họ đơn giản hóa quá trình ra quyết định mua hàng bằng việc sẵn sàng cung cấp thêm những nguồn thông tin hữu ích khác trong trường hợp sản phẩm hay dịch vụ mà anh ta cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hơn hết, người bán hàng xuất sắc hiểu nhiệm vụ của mình không phải là cố gắng thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, mà là cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất. "Anh ta nắm rõ quy luật chung dành cho những người làm công việc bán hàng là "phải tìm cho ra những điều khách hàng muốn và giúp họ đạt được điều đó" và không bao giờ phá vỡ quy luật này", tác giả cho hay.
4 - Lạc quan và luôn nhìn vào khía cạnh tươi sáng của cuộc sống
Tại sao yếu tố lạc quan lại quan trọng đến vậy? Bởi người bán hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và năng lượng tích cực hay tiêu cực của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thương vụ. Người bán hàng thực thụ "hiểu khách hàng của mình đã phải chịu đựng đủ mọi u ám và bất hạnh rồi, thế nên họ sẽ không chào đón bất cứ người bán hàng nào mang thêm phiền muộn cho họ nữa", Zig Ziglar lý giải trong "Nghệ thuật bán hàng bậc cao".
Theo ông, một chuyên gia bán hàng biết chắc mình có khả năng điều chỉnh bầu không khí của buổi gặp mặt. Chính việc luôn hướng đến một bầu không khí hứng khởi và lạc quan nên cơ hội có được một thương vụ thành công sẽ dễ đến hơn. Sự hứng khởi và tận tụy sẽ được truyền đến khách hàng, thúc đẩy khách hàng hành động ngay để đáp lại sự hứng khởi đó.
5 - Luôn "sống" với công việc của mình
Cuối cùng, người tầm tầm coi công việc đơn thuần là công việc, người xuất sắc yêu và "sống" với nó.
Một chuyên gia bán hàng thực thụ "sống" với công việc của mình như thế nào? "Mỗi sớm khi thức dậy, anh ta nghĩ xem hôm nay mình sẽ gặp những khách hàng nào, nói với họ những gì và nói sao cho thuyết phục nhất. Và khi trở về nhà, anh ta ngẫm lại xem hôm nay mình đã làm được và chưa được điều gì", Zig Ziglar chia sẻ.
Chưa dừng lại ở đó, người bán hàng chuyên nghiệp phải có và luôn duy trì "bản năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, không ngừng tìm kiếm khách hàng thông qua mối quan hệ với cả khách hàng hiện tại lẫn quá khứ, cũng như bất cứ người nào họ có mối liên hệ và không hề tính đến kết quả có bán được hàng hay không. "Đối với anh ta, mọi thông tin đều có giá trị và cơ hội gặp được khách hàng tiềm năng luôn hiện hữu ở bất kỳ đâu, trong siêu thị, câu lạc bộ, nhà hàng", Zig Ziglar nói.
Ngoài ra, một chuyên gia bán hàng luôn có ý thức xây dựng thư viện lưu trữ thông tin về công việc bán hàng, quy trình bán hàng và về khách hàng, đồng thời không ngừng bổ sung thông tin để thư viện của mình thêm phong phú. Tình yêu nghề còn giúp nhà bán hàng xuất sắc không ngừng học hỏi để trau dồi năng lực, để những hành động có ý thức liên quan đến công việc "dần dần trở thành bản năng". Đây hẳn là lợi thế và điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất giữa người làm việc tầm tầm với người xuất chúng trong tất cả mọi lĩnh vực, chứ không riêng gì bán hàng.
Được coi là cuốn sách "kinh thánh" của dân sales, "Nghệ thuật bán hàng bậc cao" trình bày đầy đủ các nguyên tắc và chiến thuật bán hàng chính yếu nhất. Nội dung cuốn sách là sự đúc kết kỳ công của Zig Ziglar trong 50 năm trải nghiệm những công việc khác nhau có liên quan đến nghề bán hàng: từ bán các loại hàng hóa, sản phẩm thông thường cho đến cung cấp dịch vụ... Ấn phẩm còn chứa đựng những kinh nghiệm và tài liệu quý giá mà tác giả thu lượm được khi tham gia diễn thuyết và từ các diễn giả và chuyên gia huấn luyện bán hàng hàng đầu nước Mỹ.
"Bạn có thể có được tất cả mọi thứ trong cuộc sống nếu bạn biết giúp người khác đạt được điều họ muốn", đây là triết lý xuyên suốt trong từng chủ đề của cuốn sách. Dù đã ra đời từ năm 1984, nhưng triết lý này và nội dung "Nghệ thuật bán hàng bậc cao" vẫn đúng đắn và ngày một cần thiết hơn trong bối cảnh hiện đại.
Mọt Sách

I am UEHer!!!

Hôm nay có dịp về lại tổng hành dinh của trường Đại học Kinh Tế HCM - Một trong mười trường đại học, học viện trọng điểm quốc gia.
Chợt thấy xao lòng, kí ức người yêu cũ vội ùa về. À, nhầm. Kí ức về bạn bè ngày xưa ùa về trong tôi.
Trường ĐH Kinh Tế HCM (sau đây tôi xin gọi tắt là UEH) không có bậc đào tạo Cao Đẳng vì trong tên trường ghi rất rõ: Trường Đại Học. Nhưng có đào tạo bậc Cao Học :v
UEH không giống bất cứ trường ĐH nào khác trên cả nước về quy định tuyển sinh (thằng nào kiếm được trường thứ 2 báo anh, anh mời cafe đàm đạo luôn). Một năm, UEH nhón lấy từ 4000-5000 các thể loại thí sinh trong đám trên điểm sàn. UEH chỉ có 1 mức điểm tuyển sinh duy nhất dù cho trước kì thi chúng thí sinh thoả thích chọn bất cứ ngành gì vì việc chọn này là vô giá trị. Dạo gần đây, nghe đâu em nào chỉ cần 1 môn có điểm 4 thì gần như xác định out of nhóm được nhón ấy luôn. (trừ các bé 2 môn con lại có điểm 9 hoặc 10 :v)
Còn tại sao chúng tôi được vào chuyên ngành? Chuyện ấy xảy ra sau 1.5 năm ẩu đả, yêu đương, game gủng, photo, chém gió, giải toán, nghiên, ngâm cứu tư tưởng HCM, Triết học các thể loại. Chúng tôi bước vào cuộc tuyển chọn đại học lần thứ 2.
Các thể loại đoàn hội, chương trình ca múa nhạc, tạp kĩ thì diễn ra đều đặn hàng tuần. Buồn buồn lên tổng hành dinh ngồi xem các bạn ấy nhảy nhót, múa may quay cuồng cũng là 1 thú vui tao nhã của UEHer
Chúng tôi còn có 1 Học kì quân đội thôi rồi. Sống như 1 quân nhân chuyên nghiệp: sống tập trung, ngủ giường tầng, tắm theo bè lũ, tập luyện kĩ chiến thuật chiến đấu, học tập chính chị, chính em đủ cả. Nhưng tiến bộ hơn các bố quân nhân xịn là chúng tôi được sống chung với gái :D.
Nhắc đến gái. Với hơn 4000 SV/khoá. Gái chiếm nửa số ấy. Gần như gái của mọi miền tổ quốc đều tụ về nơi đây. Cao thấp, mập lun, xinh xấu, hổ báo, hiền dịu có đủ cả. Thậm chí có cả thể loại hâm hâm bất thường. Chúng tôi, những nam sinh viên tuấn tú, đạo đức trong và cực kì sạch. Thoả sức xxx :v
Mà túm lại. UEH là 1 kỉ niệm đáng nhớ trong tôi :D.
I am UEHer :D.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Máy bay 04 2014

Máy bay
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Nhiều người thường chê trách, khinh miệt những chàng trai trẻ lái máy bay. Cơ mà có ai nghĩ, để lái được máy bay thì chàng trai cần có gì? Lái máy bay thì có "phê" không?
Để lái được máy bay, bạn cần phải to cao, đẹp trai và có những tố chất đặc biệt. Chắc chắn bạn đã từng thấy rất nhiều hình ảnh về các anh chàng phi công - Tuyệt vời.
Còn lái máy bay, phê không? Với tôi, lái máy bay phê. Chắc chắn phê. Tất nhiên có những bạn nói rằng: "Tôi chẳng thấy có gì phê." Ừ thì tất nhiên cái sự phê ấy nó không dành cho bạn. Kiểu như đi tàu lượn siêu tốc, ai ngồi được trên ấy rồi mới thấy cảm giác "phê" của nó.
Máy bay chỉ dành cho những người có đẳng cấp, không làng xàng như xe bus, không phổ thông như xe gắn máy. Và để lái được máy bay, bạn phải là người được chọn, và tuyệt nhiên bạn không có quyền tự chọn.
Với máy bay, bạn được phục vụ với những dịch vụ tốt nhất so với phần còn lại, bạn được hướng dẫn tận tình, bạn được dạy cách ngồi, cách lái cực kì cẩn thận. Và sau mỗi khóa học lái hay chính thức lái ấy, bạn có cả 1 bụng kiến thức lẫn kinh nghiệm hơn người về MÁY BAY.
Thế bạn đã sẵn sàng và đủ tự tin để thử chưa (Nếu được chọn)?